+Aa-
    Zalo

    Bất ngờ phát hiện xương hóa thạch loài ếch thời tiền sử cách đây 2 triệu năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hóa thạch ếch đã được phát hiện ở độ sâu 44m dưới lòng đất tại San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180km về phía Bắc.

    Hóa thạch ếch đã được phát hiện ở độ sâu 44m dưới lòng đất tại San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180km về phía Bắc.

    Loài ếch sừng Argentina. Ảnh: naturepl.com

    Ngày 8/6, các nhà cổ sinh vật học tại bộ môn Khoa học và công nghệ Trường ĐH Quốc gia La Matanza (Argentina) cho biết đã phát hiện những gì còn sót lại của hóa thạch một loài ếch quý hiếm sống cách đây 2 triệu năm.

    Hoá thạch này được phát hiện dưới độ sâu 44 mét trong quá trình đào một giếng nước ở San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180 km về phía bắc.

    "Chúng ta biết rất ít về cóc và ếch thời tiền sử. Cóc và ếch rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu và môi trường, điều này khiến chúng trở thành một nguồn quan trọng để hiểu biết về khí hậu trong quá khứ" - nhà nghiên cứu Federico Agnolin, làm việc tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên ở Argentina, chi sẻ. 

    Hóa thạch gồm mẩu nhỏ xương cánh tay của một loài lưỡng cư nhỏ, có họ hàng xa với ếch sừng và ếch trên cây, theo ông Agnolin.

    Dù kích thước của hoá thạch là rất nhỏ, các nhà khoa học vẫn có thể xác định được loài vì Anuras - nhóm lưỡng cư trong đó có ếch và cóc - có một cấu độc đáo ở phần xương cách tay tạo thành khớp khuỷu tay, giúp chúng trở nên dễ nhận biết.

    Phát hiện mới đáng chú ý vì hình dạng xương ếch cho thấy nó thuộc họ Calyptocephalellidae, ngày nay phân bố ở những nơi khí hậu ấm và ẩm thuộc dãy Andes, Chile. Điều này cho thấy khí hậu Nam Cực 40 triệu năm trước cũng tương tự.

    Nghiên cứu mới cung cấp thêm manh mối về tốc độ Nam Cực biến đổi từ một môi trường dễ chịu sang vùng đất lạnh giá. Nam Cực đã nhanh chóng đóng băng sau khi chia tách với Australia và Nam Mỹ. Những nơi này đều từng là một phần của siêu lục địa Gondwana.

    Tuy nhiên, một số bằng chứng địa chất học chỉ ra, các dải băng bắt đầu hình thành ở Nam Cực trước khi chia tách hoàn toàn khỏi các lục địa phía nam cách đây 34 triệu năm.

    Nhà nghiên cứu Agnolin cho rằng việc phát hiện sinh vật lưỡng cư mới từ cuối kỷ Pliocene đến đầu kỷ Pleistocene có ý nghĩa quan trọng đối với ngành cổ sinh vật học Argentina.

    Thế Pliocen là thế thứ hai của kỷ Neogen trong đại Tân Sinh, bắt đầu cách đây khoảng 2,6 triệu năm. Thế Pliocen diễn ra sau thế Miocen và ngay sau nó là thế Pleistocen.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-ngo-phat-hien-xuong-hoa-thach-loai-ech-thoi-tien-su-cach-day-2-trieu-nam-a326513.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan