+Aa-
    Zalo

    Hãng hàng không gây tranh cãi vì kiểm tra quốc tịch hành khách bằng bài thi ngoại ngữ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hãng hàng không Ryanair đã bị chỉ trích vì yêu cầu du khách Nam Phi làm bài kiểm tra tiếng Afrikaans để chứng minh quốc tịch của họ trước khi lên chuyến bay.

    Hãng hàng không giá rẻ Ryanair bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì yêu cầu hành khách làm bài kiểm tra tiếng Afrikaans, ngôn ngữ Tây Đức vốn được áp dụng cho người da đen Nam Phi theo chế độ phân biệt chủng tộc và chỉ được khoảng 12% dân số sử dụng.

    Thông tin về bài kiểm tra ngoại ngữ kỳ lạ này đã được một hành khách người Bồ Đào Nha tiết lộ trên trang Twitter cá nhân. Trong đó, hành khách này cho biết anh ta đã được yêu cầu hoàn thành "bài kiểm tra hai trang bằng tiếng Afrikaans" trước khi được phép lên chuyến bay của mình đến thủ đô London (Anh).

    hang hang khong ryanair
    Hãng hàng không Ryanair bị chỉ trích vì yêu cầu hành khách làm bài kiểm tra tiếng Afrikaans. Ảnh: CNN 

    Hành động trên của hãng hàng không Ryanair đã khiến những người Nam Phi giận dữ. Họ đã bày tỏ sự phẫn nộ trên mạng xã hội, nói rằng Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức và chỉ 1 phần nhỏ dân số của nước này sử dụng tiếng Afrikaans. 

    Nhà phân tích hàng không độc lập Alex Macheras cũng đã lên án hành động trên và gọi đó là quyết định "điên rồ và phân biệt đối xử." 

    Lên tiếng về vụ việc, Ryanair nói rằng bài kiểm tra, bao gồm các câu hỏi liên quan đến kiến ​​thức chung của Nam Phi, được đưa ra như một phản ứng với tình trạng nhiều người sử dụng hộ chiếu Nam Phi giả. Trong thông cáo được gửi cho CNN, hãng hàng không nêu: "Để giảm thiểu nguy cơ sử dụng hộ chiếu giả Ryanair đã yêu cầu hành khách có hộ chiếu Nam Phi điền vào một bảng câu hỏi đơn giản bằng ngôn ngữ Afrikaans. Nếu không hoàn thành bảng câu hỏi hành, họ sẽ bị từ chối cho lên máy bay và được hoàn trả lại tiền".

    Ryanair giải thích thêm: "Các hãng hàng không hoạt động đến Vương quốc Anh đã phải đối mặt với khoản tiền phạt 2.000 bảng Anh (khoảng 2.515 USD) với mỗi hành khách di chuyển đến Anh bất hợp pháp bằng hộ chiếu/thị thực giả".

    Tuy nhiên, Cao ủy Vương quốc Anh tại Nam Phi đã lên tiếng phản hồi, chỉ ra rằng bảng câu hỏi "không phải là yêu cầu của Chính phủ Anh".

    Minh Hạnh (Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hang-hang-khong-gay-tranh-cai-vi-kiem-tra-quoc-tich-hanh-khach-bang-bai-thi-ngoai-ngu-a540445.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan