(ĐSPL) - Trong một số tín ngưỡng, tôn giáo, “trăng máu” là hiện tượng báo hiệu ngày tận thế. Những người nghiên cứu về thiên văn học cho rằng trăng máu là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khó có thể bỏ qua.
Trăng máu là gì?
Theo những nhà thiên văn học, trăng máu là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khó có thể bỏ qua. |
Trăng máu hay Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người (giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn).
Xem video: Hiện tượng trăng máu huyền ảo.
Trăng máu - dấu hiệu của ngày tận thế
Trong những cuốn sách quen thuộc của Thiên chúa giáo cũng có nhắc đến hiện tượng Trăng máu gắn liền với ngày tận thế, với tai họa...
Một trong những cuốn sách quen thuộc của Kito giáo - cuốn ‘Khải Huyền’ ghi lại: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.
Diễn biến hiện tượng ‘Trăng máu’ tại Việt Nam vào năm ngoái. |
Trong kinh ‘Cựu ước’ cũng có viết: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”. Người Thiên chúa giáo tin vào một truyền thuyết, Trăng máu chính là sự trừng phạt của Chúa - đó là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người. Và hình ảnh nguyệt thực cũng được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa Giesu trên cây Thánh giá.
Trong đạo Phật, hiện tượng Trăng máu đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra. Đại nạn xếp vị trí số 1 này được gọi là "nhất nguyệt thất độ", là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, trong đó có Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.
Theo bài viết trên trang EarthSky.org của chuyên gia về lĩnh vực này - Deborah Byrd, Trăng máu lần đầu rơi vào năm 2003 - 2004. Và cộng thêm đợt vào ngày 4/4 tới đây, sẽ có đến 7 lần hiện tượng trên xuất hiện cho đến năm 2100.
VŨ NGA (Tổng hợp)