Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Giá xăng dầu hôm nay (16/1): Xăng dầu thế giới giữ đà tăng

    (ĐS&PL) - Giá xăng dầu hôm nay (16/1) mới nhất: Giá xăng dầu thế giới giữ đà tăng, trong khi nhận định giá dầu trong nước có thể tăng 200 - 500 đồng/lít.

    Giá dầu thế giới

    Theo báo Quân đội nhân dân, kết thúc phiên giao dịch ngày 15/1, giá dầu quay đầu bật tăng hơn 2%, lấy lại hoàn toàn mức “mất mát” của phiên giao dịch trước đó. Sự leo dốc này của giá dầu được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh và nguy cơ gián đoạn nguồn cung do lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga, trong khi thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đã hạn chế mức tăng.

    Giá xăng dầu thế giới giữ đà tăng. Ảnh minh họa.

    Giá xăng dầu thế giới giữ đà tăng. Ảnh minh họa.

    Giá dầu Brent tăng 2,11 USD, tương đương 2,64%, lên mức 82,03 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 8/2024. Giá dầu WTI tăng 2,54 USD, tương đương 3,28%, lên mức 80,04 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2024.

    Theo báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu của Mỹ đã giảm 2 triệu thùng xuống còn 412,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/1, mức thấp nhất kể từ tháng 4-2022, do xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Mức giảm này cao hơn rất nhiều lần so với kỳ vọng giảm 992.000 thùng của các nhà phân tích.

    Ngược với sự giảm trong tồn kho dầu, EIA cho biết tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng nhiều hơn dự kiến, với mức tăng lần lượt là 5,9 triệu thùng và 3,1 triệu thùng.

    Bob Yawger, Giám đốc phụ trách hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho nhận xét, tồn kho dầu thô của Mỹ giảm chủ yếu là do động lực xuất nhập khẩu. "Khó có thể tin được lượng xuất khẩu", vị giám đốc này bày tỏ, chỉ ra thực tế là nhiều đơn hàng đã được đặt trước khi có thông báo trừng phạt.

    Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hằng tháng của mình, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với dầu mỏ của Nga có thể làm gián đoạn đáng kể nguồn cung và phân phối dầu của Nga.

    Ole Hansen, Giám đốc chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank cho biết, sự lo lắng về lệnh trừng phạt dường như đang hỗ trợ giá. Theo ông Hansen, "các tàu chở dầu thô của Nga dường như đang gặp khó khăn trong việc dỡ hàng trên khắp thế giới, có khả năng gây ra tình trạng thắt chặt trong ngắn hạn".

    Trong một diễn biến khác, Israel và Hamas đã nhất trí một thỏa thuận ngừng giao tranh ở Gaza. Theo nhà phân tích Phil Flynn tại Price Futures Group, lo ngại về gián đoạn nguồn cung đã giảm bớt khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đạt được.

    Hỗ trợ giá dầu tăng trong phiên còn phải kể đến sự giảm của chỉ số đồng USD sau khi dữ liệu cho thấy trong tháng 12/2024, chỉ số giá tiêu dùng (PCI) cốt lõi của Mỹ, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng và được coi là thước đo lạm phát cơ bản, đã tăng 0,2% so với tháng trước đó, thấp hơn so với dự kiến tăng 0,3% của các nhà kinh tế. Điều này làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất một vài lần trong năm nay.

    Sau báo cáo CPI của Bộ Lao động Mỹ, nhà kinh tế cấp cao Sal Guatieri của BMO cho rằng Fed vẫn còn nhiều việc phải làm để kiềm chế lạm phát. Theo nhà kinh tế này, Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất cho đến khi có được sự rõ ràng về tác động đối với lạm phát của thuế quan có thể bắt đầu triển khai vào tuần tới khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.

    Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,43 triệu thùng/ngày trong năm 2026, tăng 1,45 triệu thùng trong năm nay. Đây là lần đầu tiên OPEC đưa ra dự đoán nhu cầu cho năm 2026 trong báo cáo hằng tháng của mình.

    Giá xăng dầu trong nước

    Theo VTC News, dựa trên diễn biến của giá dầu thế giới tuần qua, nhiều ý kiến dự báo trong kỳ điều hành hôm nay, giá xăng có thể tăng 200 - 500 đồng/lít, còn giá dầu tăng cao nhất có thể lên đến 600 đồng/lít,kg. Mức tăng trên chưa bao gồm việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu và các loại phí khác.

    Trong khi đó, theo mô hình dự báo giá xăng dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng 0,5-3,2% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.

    Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 RON92 có thể tăng 318 đồng, xăng RON95 có thể tăng 110 đồng, giá dầu mazut có thể tăng mạnh 3,2% lên mức 16.701 đồng/kg, tiếp theo là dầu diesel có thể tăng 2,7% lên mức 19.750 đồng/lít, dầu hỏa có thể tăng 2,4% lên mức 19.705 đồng/lít.

    Nếu đúng như dự đoán thì giá xăng dầu trong nước sẽ có đợt tăng giá thứ ba liên tiếp trong năm 2025.

    Trước đó, ở kỳ điều hành ngày 9/1, giá xăng E5 RON92 tăng 374 đồng/lít, không cao hơn 20.431 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 273 đồng/lít, không cao hơn 21.019 đồng/lít.

    Giá các loại dầu cũng đồng loạt tăng: Dầu diesel tăng 488 đồng/lít, không cao hơn 19.243 đồng/lít; dầu hỏa tăng 410 đồng/lít, lên 19.244 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 83 đồng/kg, không cao hơn 16.182 đồng/kg.

    Trong kỳ điều hành này, cơ quan quản lý tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng quỹ bình ổn đối với tất cả các mặt hàng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/gia-xang-dau-hom-nay-16-1-xang-dau-the-gioi-giu-a-tang-a499996.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tin cùng tác giả
    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày