+Aa-
    Zalo

    Giá lúa gạo sau Tết giảm nhanh, thương lái bỏ cọc để tránh thua lỗ

    (ĐS&PL) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, giá lúa gạo đột ngột giảm mạnh khiến nông dân lo lắng.

    Chia sẻ trên báo Người lao động ngày 23/2, ông Phan Thành Bắc, Chủ tịch HĐQT HTX Sơn Hòa (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), cho biết nông dân trồng lúa hiện rất lo lắng khi giá lúa giảm quá nhanh, chỉ trong vòng 5 ngày giảm đến 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá lúa Đài Thơm 8 còn 7.500 đồng/kg, lúa IR50404 còn 7.300 đồng/kg. 

    gia lua gao sau tet giam nhanh thuong lai tha bo coc de tranh thua lo
    Giá lúa gạo sau Tết Nguyên đán giảm mạnh.

    "Giá lúa giảm quá nhanh nên thương lái nào không thương lượng được giá mua với chủ ruộng nên có thể sẽ bỏ cọc để tránh thua lỗ, mức cọc phổ biến ở mức 3 triệu đồng/ha", ông Bắc nói.

    Cũng theo ông Bắc, so với cùng kỳ năm ngoái, giá lúa vẫn cao hơn 1.000 đồng/kg nhưng năm nay cây lúa gặp dịch bệnh nhiều, chi phí đầu tư cao nên nếu giá lúa tiếp tục giảm, nông dân không còn lời.

    "Doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu nhưng họ thu mua rất cầm chừng trong khi lúa thu hoạch rộ. Đây là nguyên nhân khiến giá lúa giảm", ông Bắc nhận định.

    Theo báo Vietnamnet, lý giải nguyên nhân giá gạo xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, một số doanh nghiệp xuất khẩu cho hay, đã vào chính vụ thu hoạch năm 2024 nên nguồn cung dồi dào, dẫn tới việc các nhà nhập khẩu tìm cách trì hoãn đặt hàng và mong muốn giá có thể giảm sâu hơn. 

    Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nguồn cung lúa gạo của các nước xuất khẩu khác ở khu vực châu Á cũng tăng lên.

    Song, các doanh nghiệp cũng nhận định xu thế giảm của giá gạo sẽ không kéo dài. Bởi, những doanh nghiệp có đủ điều kiện tài chính sẽ nhập hàng, sau đó bán ra khi hết mùa thu hoạch. 

    Các dự báo trước đó cũng cho thấy, giá gạo xuất khẩu sẽ còn biến động theo chiều hướng tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt. Thị trường gạo sẽ tiếp tục thắt chặt vào đầu năm do các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia như Indonesia, Philippines gia tăng sẽ tác động làm tăng giá gạo xuất khẩu. 

    Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 1 vừa qua, nước ta xuất khẩu hơn 512.000 tấn gạo các loại, thu về 362,3 triệu USD. So với tháng cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo của nước ta tăng 42,8% về lượng nhưng giá trị tăng vọt 94,5% do giá mặt hàng này neo cao.

    Tuy nhiên, những ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu lại đột ngột giảm mạnh.

    Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, trong phiên giao dịch hôm 22/2, gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta giảm mạnh 19 USD/tấn, về mức 609 USD/tấn. So với mức đỉnh 663 USD/tấn, giá gạo 5% tấm nay đã giảm 54 USD/tấn, tương đương 8,1%.

    Ngày 22/2, giá gạo 25% tấm xuất khẩu của nước ta cũng giảm tới 20 USD/tấn, về ngưỡng 584 USD/tấn.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-lua-gao-sau-tet-giam-nhanh-thuong-lai-tha-bo-coc-de-tranh-thua-lo-a611623.html
    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Việc giá gạo tăng quá cao, lập đỉnh hay lập kỷ lục chưa hẳn là lợi thế, vì khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn trong khi chất lượng gạo tương đương dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Việc giá gạo tăng quá cao, lập đỉnh hay lập kỷ lục chưa hẳn là lợi thế, vì khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn trong khi chất lượng gạo tương đương dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường.