+Aa-
    Zalo

    Gia đình Mỹ ăn toàn đồ quá hạn cả năm vẫn khỏe mạnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để chứng minh rằng đồ quá hạn vẫn có thể ăn được, không nên bị lãng phí, Scott Nash cùng gia đình đã sử dụng thực phẩm “hết đát” cả năm.

    Để chứng minh rằng đồ quá hạn vẫn có thể ăn được, không nên bị lãng phí, Scott Nash cùng gia đình đã sử dụng thực phẩm “hết đát” cả năm.

    Scott Nash đã cùng gia đình ăn cả năm đồ quá hạn mà vẫn khỏe mạnh bình thường. Ảnh: Liz Lynch

    Scott Nash là một nhà hoạt động môi trường đồng thời là nhà sáng lập chuỗi cửa hàng MOM’s Organic Market. Nash nghĩ ra ý tưởng điên rồ trên vào khoảng 3 năm trước, khi anh đã ăn một hộp sữa chua hết hạn sử dụng được 6 tháng.

    Dù phát hiện đã quá hạn nhưng người đàn ông này vẫn quyết định pha hộp sữa chua vào một cốc sinh tố như bình thường. Cốc sinh tố không hề có vị khác lạ và Nash cũng không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe.

    Điều này đã khiến Nash suy nghĩ lại về cách các công ty thực phẩm ghi hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm của mình. Người đàn ông này quyết định cùng gia đình làm một thí nghiệm có phần điên rồ: sử dụng thực phẩm “quá đát” trong suốt một năm.

    Trong thời gian này, Scott Nash cùng gia đình đã sử dụng đủ loại thực phẩm quá hạn như bánh bột ngô, sữa chua, các loại thịt...

    Thậm chí, họ còn sử dụng một cục bơ đã bị mốc do để tủ lạnh trong nhiều tháng trời. Nash chỉ cắt bỏ phần bị mốc rồi lấy bơ để chế biến thức ăn như bình thường. Và thật kỳ diệu là toàn bộ gia đình anh đều không gặp vấn đề về sức khỏe.

    Theo người đàn ông này, thực phẩm hoàn toàn có thể bị ôi thiu, hư hỏng và phải vứt bỏ. Tuy nhiên, hạn sử dụng trên bao bì không phải là dấu hiệu để nhận biết điều này. Nash cho rằng nhiều người trên thế giới bị mắc chứng bệnh mà anh gọi là “rối loạn tâm lý người tiêu dùng”, khiến họ sẵn sàng vứt bỏ những sản phẩm dù đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn còn tốt.

    Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc cảnh báo, 1/3 số lương thực thực phẩm đang bị lãng phí là một trong số nguyên nhân chính đẩy thế giới đến nguy cơ thiếu lương thực.

    Trong khi còn rất nhiều người đang phải chật vật để kiếm ăn qua ngày thì tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Âu, tình trạng lãng phí lương thực đang ở mức đáng báo động.

    Hàng ngàn tấn thực phẩm đang bị lãng phí do "hiểu lầm" về thời hạn ghi trên bao bì. Ảnh minh họa

    Nhiều người sẵn sàng vứt bỏ thực phẩm đi bởi chúng đã gần hết hạn, trong khi thời hạn ghi trên bao bì thực chất chỉ là thời gian tốt nhất để sử dụng sản phẩm.

    Không riêng gì gia đình Scott Nash nhận ra điều này, một công ty khởi nghiệp tại Đức thậm chí đã được thành lập để thu gom, mua lại những thực phẩm quá hạn, nhằm giảm thiểu tối đa lượng thực phẩm, đồ uống bị vứt đi mỗi ngày.

    Sirplus là công ty khởi nghiệp do anh Raffael Fellmer sáng lập, chuyên thu gom lại những thực phẩm gần hết hạn hoặc quá hạn nhưng vẫn có thể sử dụng được để bán lại cho người tiêu dùng với chi phí rất rẻ. Những thứ họ bán gồm: Đồ uống, rau củ, trái cây quá hạn.

    Anh Raffael Fellmer, Quản lý Công ty khởi nghiệp Sirplus cho biết, mọi người thực chất chưa hiểu rõ về hạn sử dụng được in trên bao bì. Sử dụng tốt nhất trước ngày bao nhiêu đó, là thời gian tốt nhất để sử dụng sản phẩm chứ không phải sau thời gian đó thực phẩm không thể sử dụng được nữa. Chúng tôi sẽ kiểm tra hàng hóa thật kỹ trước khi đưa ra bán cho người tiêu dùng và đảm bảo những thực phẩm này vẫn còn dùng được tốt.

    Không chỉ chống lãng phí thực phẩm, ý tưởng của Sirplus còn mang ý nghĩa rất nhân văn khi đem lại nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho những người thực sự cần đến với mức phí không thể rẻ hơn.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-dinh-my-an-toan-do-qua-han-ca-nam-van-khoe-manh-a282448.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan