+Aa-
    Zalo

    EVN không được tính phí xây sân tennis, bể bơi vào giá điện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương.

    Đó là khẳng định của ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương.

    Tại Tọa đàm “Giá bán lẻ điện: Hài hòa lợi ích các bên” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, trước câu hỏi “liệu các chi phí đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN như xây sân tennis, bể bơi… có được tính vào giá điện hay không?”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định EVN không được tính phí xây tennis, bể bơi vào giá thành điện.


    Ông Tuấn cho biết, giá thành sản xuất điện được tính toán gồm chi phí của 4 khâu: khâu phát điện, truyền tải, phân phối bán lẻ, chi phí điều hành. Trong đó chi phí khâu phát điện chiếm tỷ trọng lớn nhất (78\%). Trong báo cáo giá thành điện, EVN không được đưa vào giá thành điện chi phí quản lý các khâu hoạt động ngoài ngành cũng như các hoạt động không liên quan đến sản xuất, kinh doanh điện.

    “Nhiều chuyên gia, ý kiến người dân cũng có thắc mắc vấn đề này nhưng tôi xin khẳng định các chi phí như xây sân tennis, bể bơi không được tính toán vào giá thành điện. Cơ sở để xây dựng giá điện là giá thành đã được kiểm toán độc lập, không tính chi phí sản xuất kinh doanh ngoài ngành”, ông Tuấn nói.

    Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình tính toán giá điện cho năm 2015, Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá điện đến tốc độ phát triển kinh tế, đời sống nhân dân thông qua tốc độ tăng trưởng GDP, CPI… Sau khi có kết quả, các Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sau khi được Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý, Bộ Công Thương đã quyết định tăng mức giá bán lẻ bình quân lên 1622,01 đồng/kWh. Với quy trình này, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện đúng theo cơ chế giá thị trường.

    Trả lời thắc mắc về việc biến động tỷ giá có tác động lên giá điện hay không, ông Hoàng Văn Tùy, Phó trưởng ban Tài chính kế toán, tập đoàn EVN cho biết, EVN có sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn để đầu tư các dự án nên khi điều chỉnh tỷ giá, EVN sẽ chịu chênh lệch tỷ giá phát sinh.

    “Vừa qua Ngân hàng Nhà nước nhiều lần điều chỉnh tỷ giá, EVN đã chịu khoản chi phí lớn cho việc điều chỉnh này. EVN đã báo cáo Bộ Công Thương cho phép phân bổ dần khoản chênh lệch tỷ giá vào một số năm, để giảm bớt áp lực chi phí sản xuất vào giá điện” , ông Tùy nói.

    Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, vừa qua hai tập đoàn Vinacomin và EVN đã có báo cáo việc ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ giá chỉ là một trong 4 yếu tố cấu thành giá thành sản xuất kinh doanh điện. Do đó, việc muốn điều chỉnh giá điện do tỷ giá là không phù hợp.

    “Theo quy định nếu tổng hòa 4 yếu tố đều thay đổi, với tổng chi phí tăng hơn 7\% thì lúc đó mới được phép điều chỉnh giá điện và khoảng cách thay đổi là sau 6 tháng. Nếu mức tăng hơn 10\%, Bộ Công Thương sẽ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp cụ thể”, ông Tuấn khẳng định.

    Theo Infonet

    Xem thêm video:

    [mecloud]mNDpRAR3Ko[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/evn-khong-duoc-tinh-phi-xay-san-tennis-be-boi-vao-gia-dien-a112784.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.