Buổi sáng ngay sau khi thức dậy là thời điểm cơ thể bộc lộ rõ nhất tình trạng sức khỏe, nhất là với thận. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người lại chủ quan hoặc cho rằng đó là những bất thường do cơ thể mệt mỏi, chưa kịp thích nghi sau giấc ngủ. Từ đó bỏ lỡ nhiều dấu hiệu bệnh thận quan trọng.
Nếu không muốn rơi vào hoàn cảnh đó, hãy học cách lắng nghe cơ thể vào mỗi buổi sáng. Nếu sau khi thức dậy mà thấy 6 dấu hiệu này thì tức là thận của bạn đã tổn thương, thậm chí đang bị bệnh tật bủa vây:
Cơ thể bị sưng phù, nhất là tay và chân
Không ít người thường bị sưng phù mặt hoặc 1 số bộ phận vào mỗi sáng thức dậy. Đó có thể là do cơ thể tích quá nhiều nước, dị ứng đồ ăn, ngủ quá nhiều… Nhưng nếu tình trạng này không tự khỏi sau 1 thời gian ngắn hoặc liên tục lặp đi lặp lại nhiều ngày thì khả năng cao là bệnh thận đang tiến triển âm thầm.
Bởi vì đối với những người thận kém, trong quá trình lọc máu sẽ không kịp đào thải chất độc, chất cặn bã ra ngoài. Từ đó dẫn đến phù nề, sưng phồng thậm chí khó chịu hoặc đau đớn ở 1 vài nơi trên cơ thể. Những vị trí sưng phù do suy giảm chức năng thận thường là bàn chân, mắt cá chân, bàn tay hay vùng mặt nhất là mắt.
Đau nhức ở thắt lưng, chân
Nếu nằm sai tư thế hay chấn thương, bạn có thể bị đau nhức ở thắt lưng hoặc bắp chân khi thức dậy. Nhưng nếu đã loại bỏ các nguyên nhân này mà cơn đau hoặc chuột rút kéo dài trên 2 ngày vào buổi sáng thức dậy, thuyên giảm dần trong ngày thì cần nhanh đi khám thận.
Do vị trí của thận ở gần thắt lưng nên cơn đau vùng này khi thận tổn thương là khó tránh khỏi. Đồng thời, khi chức năng thận suy giảm sẽ làm mất cân bằng muối, nước, điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch. Điều này dẫn đến đau lưng vùng thận, đau mỏi ngang thắt lưng hoặc tình trạng chuột rút chân mỗi sáng.
Cơ thể mệt mỏi, sắc mặt kém
Nói chung, người bình thường sẽ tràn đầy năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng bởi cơ thể đã được nghỉ ngơi. Còn nếu sáng nào thức dậy bạn cũng cảm thấy cơ thể mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc thì hãy cẩn trọng với bệnh thận, thường là suy thận.
Do suy thận khiến nhiều độc tố khó đào thải ra ngoài qua nước tiểu, dẫn đến năng lượng thấp, mệt mỏi dai dẳng. Suy giảm chức năng cũng làm cho sự mệt mỏi của bạn thể hiện ra cả bên ngoài thông qua sắc mặt kém. Dễ nhận ra nhất là da mặt sạm hơn, quầng thâm mắt đậm, bọng mắt to và tổng thể khuôn mặt trông uể oải, thiếu sức sống. Đó là do chất độc tích tụ, chức năng lọc và điều hòa máu suy giảm cũng như rò rỉ protein trong nước tiểu gây ra.
Da khô và ngứa, bị chuột rút
Các triệu chứng da khô, ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh gan, xương khớp hay tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này vào mỗi sáng khi thức dậy thì đó là “lời kêu cứu” của thận.
Nguyên do là thận có vấn đề, không thể cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu. Trong khi vừa trải qua 1 đêm ngủ dài, cơ thể thiếu năng lượng, thận cũng không đủ chất dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng da khô và ngứa vào buổi sáng. Nhưng cơn ngứa này thường không kéo dài quá lâu và ít lặp lại trong ngày.
Đi tiểu bất thường
Đương nhiên, nhắc đến các dấu hiệu bệnh thận thì không thể nào bỏ qua bất thường khi tiểu tiện. Điều này sẽ càng rõ ràng vào buổi sáng sau khi bạn vừa thức dậy - nói cách khác là lần tiểu đầu tiên sau một đêm ngủ dài.
Nếu bệnh thận ở mức độ nhẹ, triệu chứng phổ biến nhất là rất buồn tiểu, tiểu gấp ngay sau khi thức dậy. Cấp độ tổn thương thận trung bình gây ra cảm giác tiểu không tự chủ, tiểu không hết hay khó tiểu/tiểu rắt. Đồng thời, nước tiểu có nhiều bọt, màu sắc đậm hơn bình thường. Những triệu chứng này thường gặp ở người bị suy giảm chức năng thận, viêm thận, rối loạn tiết niệu, sỏi thận…
Ở tình trạng bệnh thận nặng, bạn sẽ phải trải qua cảm giác đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi tanh, có máu trong nước tiểu, nước tiểu màu rất đậm, không thể tiểu được… Chúng là dấu hiệu ở các bệnh suy thận nặng, viêm bể thận, tăng protein niệu, ure huyết, lao thận, nhồi máu thận… hay thậm chí là ung thư thận.
Vùng mặt thâm sạm, xuất hiện bọng mắt và quầng thâm
Khi thận bị bệnh tật tấn công, da của bạn cũng sẽ bị sạm, thâm hơn bình thường, nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Ngoài da mặt thì vùng môi và mắt sẽ có màu tối hơn nhiều so với thông thường. Bởi vì quá trình trao đổi chất của thận diễn ra không bình thường, chức năng cũng suy giảm, khiến chất độc trong cơ thể tăng lên, dễ biểu hiện trên mặt.
Nếu không phải do thức khuya, khóc hay dị ứng nhưng lại hay bị bọng mắt lớn, sưng mắt, quầng thâm mắt đậm thì tốt nhất bạn nên đi khám thận. Do chất độc tích tụ, chức năng lọc và điều hòa máu suy giảm trong khi vùng mắt chứa nhiều mạch máu nên dễ bị thâm quầng. Hoặc do thận bị suy giảm chức năng, mắc bệnh nên đang rò rỉ một lượng lớn protein trong nước tiểu gây bọng mắt.
Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt và thường giảm dần hoặc biến mất sau vài tiếng khi bạn đi tiểu, hoạt động sau khi thức dậy.