(ĐSPL) - Để chuẩn bị cho một chuyến du lịch Huế hoàn hảo bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể cả về thời gian, địa điểm, phương tiện di chuyển... sau đó cần lưu ý mang đủ những vật dụng cần thiết để tránh những rắc rối về sau.
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi đi du lịch Huế:
1. Nên chọn thời điểm nào đến Huế
Ở Huế, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Vì vậy bạn nên cân nhắc về thời điểm khi đi du lịch Huế.
Ngoài ra thời điểm diễn ra Festival Huế (một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam) cũng là một điều bạn nên cân nhắc. Nếu là 1 người đã từng đi, và ít nhiều biết đến Huế, thì đi vào dịp Festival hay không thì không quan trọng. Nếu là 1 người hoàn toàn xa lạ với Huế, thì có lẽ Festival là dịp hợp lý nhất. Vì không những bạn sẽ biết thêm được 1 Huế thơ mộng, mà sẽ còn tìm hiểu, khám phá được những nét văn hóa đẵc thù nơi đây mà qua sách báo, tranh ảnh cũng không thể cảm nhận được tất cả.
2. Phương tiện di chuyển
Máy bay: Sân bay Phú Bài vừa mở cửa sau thời gian nâng cấp để phục vụ du lịch Huế. Hàng ngày đều có chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội đến Huế với nhiều hãng như Vietnam Airlines, VietjetAir, Jetstar giá vé khoảng từ 800.000 đồng/chiều.
Tàu hỏa (Xe lửa): Từ TP.HCM và Hà Nội cũng có tàu đến Huế. Với những ai dư dả thời gian và muốn trải nghiệm cảnh đẹp trên đường đi thì nên chọn phương tiện này.
Xe khách: Rẻ và dễ dàng, nhưng tốn khoảng 1 ngày để di chuyển từ Hà Nội/ Sài Gòn đến Huế.
3. Địa điểm tham quan
Huế là một kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt nam. Với chính lý do đó Huế đã giữ lại cho mình rất nhiều những cung điện đền đài cổ kính. Vì vậy đa số các điểm thăm quan chính ở Huế là cung điện, lăng tẩm, các Vương Phủ v.v.v.
Thành Nội Huế rất rộng, bạn sẽ mất 1 buổi sáng hoặc chiều cho điểm thăm quan này. Kế đó là Chùa Thiên Mụ, Đồi Vọng Cảnh, Chợ Đông Ba. Các lăng tẩm chính bạn phải đi đó là : Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, các lăng còn lại bạn có thể sắp xếp thời gian đi cho phù hợp. Nếu có thời gian bạn có thể đi xa tới các điểm như : Phá Tam Giang, các Vương Phủ và Nhà Vườn tại Huế. Và một cách dễ nhất để tìm hiểu và khám phá Huế đó là 1 tấm Bản đồ du lịch Huế, bạn nên mua 1 bản đồ du lịch tại Bưu Điện hoặc hỏi chủ nhà nghỉ khách sạn. Trên bản đồ có đầy đủ các địa điểm cần thăm quan tại Huế.
4. Ẩm thực Huế
Bản đồ ẩm thực của Huế có thể nói vô cùng phong phú và đặc sắc. Các món ăn mang nét riêng độc đáo khó có thể tìm thấy ở nơi khác.
Các quán ăn vặt độc đáo:
Chè Hẻm nổi tiếng với món chè thịt quay lạ lẫm, Ya-ua Nguyễn Du, sữa đậu nành trứng gà đối diện chợ Đông Ba, bún giấm nuốc trên đường Chi Lăng, gần đầu cầu Gia Hội
Nói đến đặc sản Huế có vô vàn món không thể kể hết, nhưng nếu đã đến đây, bạn nhất định phải thử:
1. Cơm hến: Bán rất nhiều ở các quán và gánh hàng rong khắp Huế. Gía rất rẻ và ăn khá lạ miệng.
2. Vả Huế: món ăn dân dã của Huế. Cây vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi, có thề làm món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm… vả trộn xúc ăn với bánh tráng, vải kho chung với thịt heo, thịt bò, cá rô, cá nục, cá ngừ…
3. Bún bò Huế: Món ăn quen thuộc nhưng sẽ cảm nhận thật khác khi ăn ở “gốc” Huế. Những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng. Các quán bún bò có mặt ở khắp các con đường ở Huế.
4. Bánh bèo xứ Huế: Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ. Ngoài cách gánh hàng rong quen thuộc, ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều “phố bánh bèo” quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…
5. Bánh lọc “Mụ Đỏ”: Ở Huế có nhiều quán bánh bèo, nậm lọc nhưng không ai là không biết đến quán bánh lọc bà Đỏ. Dân Huế thường gọi quán bánh bèo, nậm, lọc Bà Đỏ là quán bánh lọc Mụ Đỏ. Ngoài các loại bánh như bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, ở đây còn có món bánh lá chả tôm rất ngon.
6. Bánh khoái : Đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống.
Du lịch Huế cần mang theo những gì?
1. Các giấy tờ cần thiết
Khi đi Huế, du lịch Huế các bạn cần lưu ý mang theo các giấy tờ tùy thân sau:
- CMND gốc hoặc hộ chiếu, bằng lái xe, vé tàu xe, các giấy tờ đặt chỗ và dịch vụ khác (nếu có)…
- Trẻ em có bản chính hoặc bản sao giấy khai sinh có chứng thực.
- Sổ tay nhỏ ghi chép những địa chỉ, số điện thoại có thể liên lạc nếu bạn có việc cần liên hệ.
- Bản sao giấy đăng ký kết hôn (1 khách nước ngoài + 1 khách Việt Nam ở chung phòng)
2. Tiền, thẻ ATM
Dĩ nhiên là đi du lịch sẽ phải mang theo tiền nhưng cũng không nên mang quá nhiều. Vì vậy phải chuẩn bị thật kỹ để đế lúc lên đường có khi lại quên.
Ngoài ra để thuận tiện thì bạn nên đem theo thẻ ATM để tránh xảy ra mất mát hoặc trường hợp hết tiền còn có thể gọi cho người thân nhờ hỗ trợ.
3. Đồ dùng cá nhân
Để thuận tiện cho việc vệ sinh cá nhân bạn cũng nên chuẩn bị:
- Bàn chải, kem đánh răng, dung dịch súc miệng, lược, khăn mặt.
- Dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem chống nắng, dung dịch tẩy trang.
- Kem và đồ dùng cạo râu cho nam, các loại mỹ phẩm.
Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân trong những chuyến du lịch, bạn cần mang theo xà phòng diệt khuẩn để giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ, giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm.
4. Đồ điện tử
Để có thể lưu giữ những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ hay để thư giãn và có thể giải quyết công việc từ xa bạn nên mang theo một số vật dụng sau:
- Bản đồ
- Máy chụp ảnh, pin, sạc, thẻ nhớ
- Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
- Đồ sạc pin cho điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop, Ipad.
Lưu ý: Bạn nên xếp gọn trong túi chống thấm nước.
5. Y tế
Bạn cũng nên lưu ý mang theo thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc say tàu xe, máy bay… để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ tại điểm du lịch.
6. Trang phục
- Quần áo
Các bạn chú ý nên mang theo những bộ quần áo gọn nhẹ, dễ giặt và dễ gấp nhỏ. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý mang theo nón, áo mưa, dù gấp nhỏ để tránh mưa và tránh nắng.
Đi biển: Khi đi biển các bạn cần mang theo quần áo tắm, khăn, kem chống nắng, nón rộng vành…
Đi leo núi: Trang phục gọn gàng, giầy đế thấp (bata hoặc giày thể thao là tốt nhất), trang phục giữ ấm, khăn quàng…
- Giày dép
Khi đi du lịch bạn phải di chuyển thường xuyên và đi bộ khá nhiều. Do đó bạn cần chuẩn bị giày, dép đế mềm để thuận tiện và thoải mái di chuyển.
[mecloud]W5FJuHGwHY[/mecloud]