+Aa-
    Zalo

    Dòng sông kỳ lạ chuyển màu đỏ mỗi khi mùa đông đến

    (ĐS&PL) - Cách Việt Nam nửa vòng trái đất, dòng sông kỳ lạ này được goi với cái tên sông hồng của Peru.

    Theo Daily Mail, ở khu vực thung lũng gần thành phố Cusco, Peru (một quốc gia ở phía Tây Nam Mỹ, đối diện với Thái Bình Dương), có một con sông nổi tiếng khắp thế giới mang tên Red River.

    dspl1

    Mẹ thiên nhiên đã "trải thảm đỏ" tạo ra tuyệt tác kỳ vĩ. Ảnh: Mail

    Nó không nổi tiếng về độ lớn, rộng hay dài mà bởi màu nước đỏ ngầu mỗi khi mùa mưa đến. Có lẽ vì lẽ đó mà người ta đặt cho con sông này cái tên Red River.

    Còn người dân địa phương thì gọi nó là Palquella Pucamayu.

    Năm 2022, con sông này bỗng trở thành một "hiện tượng" gây sốt trên mạng xã hội khi xuất hiện trong một video TikTok thu hút hàng triệu lượt xem.

    Ở phần bình luận, người dùng TikTok tỏ ra vô cùng kinh ngạc, nhận xét rằng màu nước trông giống như "máu", có người còn liên tưởng đến rượu vang đang chảy.

    Nguyên nhiên hiện tượng nước chuyển màu đỏ?

    dspl2
    Sông Hồng của Peru hình thành do nước mưa chảy từ thung lũng Núi Cầu vồng Palcoyo. Ảnh: Mail

    Sông Hồng của Peru hình thành do nước mưa chảy từ thung lũng Núi Cầu vồng Palcoyo.

    Màu nước là kết quả của sa thạch đỏ chứa đầy oxit sắt. Loại đá trầm tích giàu khoáng chất này bị rửa trôi khỏi các sườn đồi khi trời mưa và khiến nước có màu đỏ hoặc hồng đậm (tông màu chính xác phụ thuộc vào lượng nước mưa).

    Nhà điều hành tour du lịch địa phương Kallpa Travel tiết lộ, mùa mưa của Peru, từ tháng 11 đến tháng 4, là thời điểm tốt nhất để ghé thăm con sông này vì đây là thời điểm màu nước sông chuyển thành đỏ.

    Còn vào mùa khô, nước sông lại trở về màu nâu đục như hầu hết các con sông khác.

    Nước sông chỉ có màu đỏ trong đoạn khoảng 5km từ đầu nguồn gần thung lũng Núi Cầu vồng Palcoyo. Càng về sau, nước sông hòa cùng các dòng suối và nhánh sông nhỏ khác, trở nên loãng hơn và mất đi màu sắc rực rỡ.

    Thực tế, đây không phải địa danh duy nhất trên thế giới có dòng nước màu hồng. Một ví dụ nổi tiếng là hồ Natron ở Tanzania, nơi có màu đỏ ruby là do vi khuẩn trong nước.

    Cũng theo nguồn tin từ Daily Mail, hồ Natron là một trong những hồ nước chết chóc nhất thế giới khiến hầu hết mọi động vật sợ hãi không dám đến gần.

    dspl3
    Hồ Natron là một trong những hồ nước chết chóc nhất thế giới khiến hầu hết mọi động vật sợ hãi không dám đến gần. Ảnh: Mail
    dspl4
    Hồ Natron là một trong những hồ nước chết chóc nhất thế giới khiến hầu hết mọi động vật sợ hãi không dám đến gần. Ảnh: Mail

    Vi khuẩn khiến nước hồ có màu đỏ máu nằm trong số sinh vật ít ỏi có thể chịu được nhiệt độ trung bình 26 độ C, nồng độ muối cao chí mạng và độ kiềm của hồ Natron.

    Vật thể rơi xuống nước sẽ phân hủy nhanh chóng trong khi những vật ở mép hồ bị bao bọc trong muối và "hóa đá", theo nhà sinh thái học David Harper ở Đại học Leicester.

    Điều kiện khắc nghiệt của hồ nước liên quan tới núi lửa Ol Doinyo Lengai ở gần đó. Đây là núi lửa còn hoạt động duy nhất phun ra dung nham natrocarbonatite. Loại dung nham này đổ vào hồ qua mạng lưới suối chảy qua núi lửa, góp phần dẫn tới nồng độ kiềm trên ngưỡng pH 10.

    Và chỉ duy nhất loài hồng hạc có khả năng sống ở khu vực này vì chúng ăn vi khuẩn lam giàu dinh dưỡng trong nước.

    dspl5
    Chỉ duy nhất loài hồng hạc có khả năng sống ở khu vực này vì chúng ăn vi khuẩn lam giàu dinh dưỡng trong nước. Ảnh: Mail

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-song-ky-la-chuyen-mau-do-moi-khi-mua-dong-den-a588368.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những dòng sông từng hồi sinh khiến thế giới phải kinh ngạc

    Những dòng sông từng hồi sinh khiến thế giới phải kinh ngạc

    Trên thế giới, không hiếm những dòng sông từng giữ vai trò quan trọng nhưng bị ô nhiễm hoặc bồi lấp theo dòng chảy thời gian và quá trình đô thị hóa. Để rồi khi được khơi thông, nó mang đến sức sống mới, sự thịnh vượng và sầm uất cho cả vùng đất.