Ngày 22/7, TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử ông Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC, Chủ tịch CTCP Hàng không Tre Việt) và 49 bị can trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán (TTCK).
Tòa án cũng triệu tập gần 100.000 người, gồm bị hại là các nhà đầu tư và người liên quan tới phiên tòa. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30 người có mặt.
XEM THÊM: Siêu xe đại gia Doãn Văn Phương - trợ thủ của Trịnh Văn Quyết tặng vợ hoa hậu có gì đặc biệt?
XEM THÊM: Tiết lộ ít biết về đại gia lấy vợ Hoa hậu Doãn Văn Phương, "cánh tay phải" của Trịnh Văn Quyết
XEM THÊM: Đại gia lấy hoa hậu Doãn Văn Phương-"cánh tay phải" của Trịnh Văn Quyết có trình độ học vấn ra sao?
Ông Doãn Văn Phương xuất cảnh sang Anh
Một nhân vật được xác định có vai trò quan trọng trợ giúp Trịnh Văn Quyết trong vụ lừa đảo chứng khoán là Doãn Văn Phương (SN 1977, Tổng Giám đốc FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros) không có mặt và được tách xử lý sau.
Trước đó, ngày 26/2.2024, VOV dẫn thông tin Kết luận điều tra của cơ quan công an cho hay, ông Doãn Văn Phương đã bỏ trốn từ tháng 3/2022. Cơ quan điều tra xác định ông Doãn Văn Phương xuất cảnh sang Anh. Tại thời điểm công bố Kết luận điều tra, chưa có thông tin ông Phương nhập cảnh về Việt Nam, đã xác minh nhiều nơi nhưng chưa tìm được Doãn Văn Phương.
Báo VietNamnet đưa tin, ông Doãn Văn Phương nằm trong danh sách 22 bị can, trong các quyết định khởi tố bổ sung được Cơ quan Cảnh sát điều Bộ Công an ban hành cuối tháng 1/2024 trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC (FLC), CTCP Chứng khoán BOS (ART), CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) và các công ty liên quan.
Ông Doãn Văn Phương, nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Faros - một nhân vật rất quan trọng trong hệ sinh thái FLC của ông Trịnh Văn Quyết.
Ông Doãn Văn Phương có trình độ thạc sĩ, cư trú tại Mỹ Đình, Hà Nội.
Cũng giống như ông Trịnh Văn Quyết, ông Phương là cử nhân Luật tại Đại học Luật Hà Nội và là một trong những cổ đông sáng lập của Tập đoàn FLC. Ông còn có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Giggs (Mỹ).
Ông Phương từng giữ chức Tổng Giám đốc FLC từ năm 2011 đến 5/2015. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch thường trực HĐQT, nhưng cũng thôi chức vài tháng sau đó.
Nhiều năm sau, ông Doãn Văn Phương giữ các vị trí chủ chốt tại một loạt doanh nghiệp trong hệ sinh thái FLC của ông Trịnh Văn Quyết. Ông Phương là thành viên HĐQT CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF; Chủ tịch HĐQT CTCP Nông dược H.A.I; thành viên rồi Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS)...
Có khoảng thời gian, ông Phương còn đảm nhận vị trí chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá FLC Thanh Hóa. Vị trí này sau đó chuyển cho bầu Đệ.
Vai trò của ông Doãn Văn Phương trong vụ án Trịnh Văn Quyết
Mặc dù được xác định đã bỏ trốn và xuất cảnh sang Anh và tách hồ sơ để xử lý sau. Song, cáo trạng của VKSND tối cao đã nêu bật vai trò của Doãn Văn Phương trong vụ án Trịnh Văn Quyết.
Cụ thể, Người đưa tin dẫn nội dung cáo trạng xác định, tháng 8/2012, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương cùng một số cá nhân mua lại Công ty Green Belt có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng (sau đổi tên thành Công ty Faros- Công ty con của Tập đoàn FLC).
Doãn Văn Phương bị cáo buộc là người tham mưu cho Trịnh Văn Quyết, thường xuyên bàn bạc, thống nhất chủ trương và được giao trực tiếp thực hiện thủ tục mua công ty Faros; ký các thủ tục tăng vốn điều lệ, ủy thác đầu tư.
Tiếp đó, khi đang ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, ông Phương được giao thêm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Faros các giai đoạn từ 28/5/2015- 9/11/2019.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT, Phương ký tờ trình, Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết các lần tăng vốn thứ ba (từ 1.125 tỷ đồng lên 3.037 tỷ đồng); lần thứ tư (từ 3.037 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng) và lần tăng vốn thứ năm (từ 3.500 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng).
Ngoài ra, ông Phương cũng bị cáo buộc ký nghị quyết và các văn bản đề nghị, giải trình với các cơ quan chức năng để cổ phiếu Công ty Faros được niêm yết trên sàn chứng khoán; chỉ đạo Tổng Giám đốc ký hợp đồng ủy thác đầu tư để hợp thức số vốn góp khống và các báo cáo tài chính; ký 18 giấy rút tiền mặt để Huế rút 900 tỷ đồng ra khỏi tài khoản của Công ty Faros, để hợp thức dòng tiền tăng vốn khống.
Với vai trò cổ đông, Phương được Trịnh Văn Quyết giao ký hợp đồng nhận chuyển nhượng/giấy nộp tiền góp vốn, để sở hữu hơn 7,7 triệu cổ phần, tương đương hơn 77 tỷ đồng; sau đó ký hợp đồng chuyển nhượng số cổ phần cho Quyết để hợp thức vốn góp, hợp thức danh sách cổ đông đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán, để Quyết bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiếm đoạt tiền.