+Aa-
    Zalo

    Đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024

    (ĐS&PL) - Tại dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2024.

    Theo dự thảo, từ ngày 01/07/2024, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

    Các bộ, cơ quan trung ương thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định; trong đó phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại thực hiện theo quy định tại điểm f, điểm g phía dưới; đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2024 so với dự toán năm 2023 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ, các khoản đóng góp bắt buộc của Chính phủ Việt Nam cho các tổ chức quốc tế (niên liễm) dành cho cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao (nếu có).

    de xuat co che tao nguon de thuc hien che do tien luong tro cap trong nam 2024

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2024. Ủy ban nhân dân các cấp khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên nêu trên.

    Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

    Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương

    Dự thảo nêu rõ, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 của các địa phương bao gồm:

    a) 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định…) được Thủ tướng Chính phủ giao;

    b) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định…) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao;

    c) 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra từ việc tiết kiệm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;

    d) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang;

    e) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao;

    f) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

    - Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

    + Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

    + Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).

    + Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định);

    g) Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

    Dự thảo cũng quy định, ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ quy định.

    Theo Báo điện tử Chính phủ

    Link nguồn: https://baochinhphu.vn/de-xuat-co-che-tao-nguon-de-thuc-hien-che-do-tien-luong-tro-cap-trong-nam-2024-102231201143344578.htm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-co-che-tao-nguon-de-thuc-hien-che-do-tien-luong-tro-cap-trong-nam-2024-a602047.html
    Bộ trưởng Tài chính: Giảm thuế VAT 2%  ngắn hạn vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn vừa không tác động nặng lên ngân sách

    Bộ trưởng Tài chính: Giảm thuế VAT 2% ngắn hạn vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn vừa không tác động nặng lên ngân sách

    Chiều 20/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại hội trường về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo đó, Quốc hội thảo luận về việc giảm thuế VAT 2% áp dụng cho 6 tháng đầu năm 2024, ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động, xem xét có thể kéo dài việc giảm thuế tới 1 - 2 năm để phát huy tác dụng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ trưởng Tài chính: Giảm thuế VAT 2%  ngắn hạn vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn vừa không tác động nặng lên ngân sách

    Bộ trưởng Tài chính: Giảm thuế VAT 2% ngắn hạn vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn vừa không tác động nặng lên ngân sách

    Chiều 20/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại hội trường về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo đó, Quốc hội thảo luận về việc giảm thuế VAT 2% áp dụng cho 6 tháng đầu năm 2024, ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động, xem xét có thể kéo dài việc giảm thuế tới 1 - 2 năm để phát huy tác dụng.

    Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương?

    Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương?

    Việc có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ có thể là một trong những nguyên nhân cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo viên cùng nhiều khoản phụ cấp khác khi thực hiện cải cách tiền lương.