+Aa-
    Zalo

    Đề nghị làm rõ các ngân hàng lãi lớn năm 2023: Khoản lãi của ACB, MSB "khủng" thế nào?

    (ĐS&PL) - Trước đó, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn năm 2023 trong khi doanh nghiệp khó khăn.

    Theo khảo sát của PV, kết thúc năm 2023, một số ngân hàng TMCP lớn đều báo “lãi đậm”, đơn cử như lợi nhuận trước thuế cả năm của ACB là 20.068 tỷ đồng, tăng 17%; MSB 5.830 tỷ đồng, tăng 1%; LPBank 7.039 tỷ đồng, tăng 24%.

    Mặc dù báo lãi trong năm 2023 song các nhà băng nêu trên đều ghi nhận mức tăng mạnh về nợ xấu sau 3 tháng đầu năm 2024.

    Đơn cử như trường hợp của ACB. Kết thúc quý I/2024, số dư nợ xấu của ACB tăng thêm 24,8%, lên mức 7.348 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý 1 tăng từ 1,2% lên 1,45%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 82% xuống còn 68%.

    Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ACB là 4.733 tỷ đồng, tăng hơn 830 tỷ đồng sau 3 tháng đầu năm. Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) là 1.433 tỷ đồng, tăng 385 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn là 1.182 tỷ đồng, tăng 242 tỷ đồng.

    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Tại MSB, về chất lượng tín dụng, ghi nhận tới ngày 31/3, dư nợ xấu của MSB ở mức hơn 4.959 tỷ đồng, tăng 15% so với số đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 2.190 tỷ đồng; tăng 22%. Nợ nghi ngờ là 1.801 tỷ đồng, tăng 25%. Nợ dưới tiêu chuẩn là 968,3 tỷ đồng; giảm 6%.

    Tại ngân hàng TMCP mới niêm yết sàn HOSE hồi tháng 3/2024, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, tổng dư nợ xấu của nhà băng này là hơn 3.900 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.270 tỷ đồng, tăng 284 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ là 1.791 tỷ đồng, tăng 609 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn là 842,7 tỷ đồng, tăng gần 23 tỷ đồng.

    Tại LPBank, tính đến ngày 31/3, nợ xấu của nhà băng này ở mức hơn 4.265 tỷ đồng. Cụ thể, nợ có khả năng mất vốn là 1.589 tỷ đồng, tăng 420 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ là 1.570 tỷ đồng, giảm 136 tỷ đồng. Nợ dưới tiêu chuẩn là 1.106 tỷ đồng, tăng 295 tỷ đồng.

    Báo cáo thẩm tra về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước được trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 sáng 20/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm là những thành tựu nổi bật, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ có đánh giá, phân tích về nguyên nhân, mức độ tác động của tăng trưởng tín dụng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn năm 2023 trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn.

    Báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện kinh tế - xã hội trong các tháng đầu năm 2024 cũng nêu ra thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, nợ xấu tăng tiếp tục diễn ra. Báo cáo thẩm tra dẫn số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỉ lệ nợ xấu bình quân toàn hệ thống là 4,86%, dư nợ xấu (đã trừ Ngân hàng SCB) tăng 8,7% so với cuối năm 2023.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/e-nghi-lam-ro-cac-ngan-hang-lai-lon-nam-2023-khoan-lai-cua-acb-msb-khung-the-nao-a426533.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan