Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Đau dạ dày cấp: Cách xử lý để không thành mãn tính

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đau dạ dày cấp nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, kịp thời có thế trở thành đau dạ dày mãn tính.

    Đau dạ dày cấp nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, kịp thời có thế trở thành đau dạ dày mãn tính.

    1. Đau dạ dày cấp tính là gì?

    Đau dạ dày cấp tính là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh chỉ xảy ra các phản ứng ở niêm mạc do những tác nhân hoặc vi khuẩn độc hại. Nó khởi phát và biến chứng rất nhanh. Bởi thế, phải có giải pháp xử lý kịp thời, dập tắt triệu chứng, loại trừ gốc bệnh và các nguy cơ chuyển biến thành đau dạ dày mãn tính.

    2. Nguyên nhân đau dạ dày cấp tính

    Có rất nhiều yếu tố có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp tính. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần chú ý những nguyên nhân cơ bản đó là:

    Có nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày cấp. Ảnh: Internet

    a. Lạm dụng thuốc kháng sinh

    Nhiều người quan niệm cứ bị bệnh là uống thuốc, tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc tây mà đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh giống như “một con dao hai lưỡi”, bởi ngoài việc có tác dụng diệt khuẩn thì nó cũng rất dễ khiến người phải gánh chịu những tác dụng phụ. Mà điển hình nhất chính là tác dụng phụ đến sức khỏe của dạ dày. 

    b. Từ vi khuẩn HP

    Các nhà khoa học trên Thế giới đã chứng minh được rằng ra vi khuẩn HP là một nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này đó là sau khi vào dạ dày nó sẽ gây axit hóa môi trường dạ dày, từ đó tạo nên các vết loét trên bề mặt của niêm mạc dạ dày.

    3. Triệu chứng viêm dạ dày cấp

    Ăn những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như thực phẩm cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thuốc lá…. cũng được xác định là một nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính.

    Ngoài những yếu tố kể trên thì các bạn cũng cần chú ý viêm dạ dày cấp tính có thể xuất hiện do những tác nhân khác như: Bị căng thẳng – stress kéo dài, bị nhiễm khuẩn cấp…. Vì vậy các bạn cần đặc biệt chú ý để xác định được nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác nhất.

    4. Triệu chứng

    Khi viêm dạ dày cấp xuất hiện, người bệnh có thể có những biểu hiện chính đó là:

    a. Buồn nôn và nôn

    Đây là triệu chứng mà những người bệnh có thể trải quả ngay khi vừa ăn xong. Các chất nôn, dịch nôn có thể còn kèm theo máu. Triệu chứng này xuất hiện và kéo dài rất dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt, mất nước vì vậy người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

    b. Đau tức ở vùng thượng vị

    Hầu hết những bệnh đường tiêu hóa đều có thể gây ra những cơn đau ở thượng vị, vì vậy người bệnh cần chú ý để tránh không bị nhầm lẫn khi nhận diện viêm dạ dày cấp. Thông thường, đặc trưng của viêm dạ dày cấp đó là những cơn đau ở thượng vị thường rất dữ dội và nóng rát lên tận cổ họng.

    c. Mệt mỏi, chán ăn

    Bệnh viêm dạ dày cấp tính xuất hiện sẽ khiến cho các dịch vị axit xuất tiết ra một cách quá mức so với lượng cần thiết. Điều này sẽ dân đến một hệ quả đó là gây hiện tượng căng tức và chướng bụng, từ đó không kích thích được cảm giác thèm ăn ở người bệnh. Lâu dần khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược.

    d. Chảy máu dạ dày

    Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, các thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ phải tiếp xúc với những vết loét trên bề mặt niêm mạc. Nếu là các loại thức ăn thô, cứng sẽ tác động và gây ra chảy máu tại các vết loét. Từ đó bệnh nhân có thể sẽ bị nôn ra máu, hoặc khi đi ngoài phân sẽ lẫn máu.

    5. Cách điều trị

    Đau dạ dày cấp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể phát triển thành đau dạ dày mãn tính. Ảnh: Internet

    Có một nguyên tắc khi điều trị viêm dạ dạ dày cấp tính mà người bệnh cần biết đó là cần bù nước điện giải và chống shock. Nếu trường hợp có nhiễm khuẩn thì việc điều trị cần dùng kháng sinh. Còn nếu bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết tiêu hóa thì cần điều trị theo phác đồ của xuất huyết tiêu hóa… Nói chung là tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mà các bạn cân nhắc việc sử dụng các thuốc điều trị sao cho hợp lý.

    Bên cạnh đó, để có thể điều trị được bệnh viêm dạ dày cấp tính hiệu quả, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà các bạn có thể xây dựng một chế độ ăn hợp lý bằng những loại thức ăn như cháo, súp, thức ăn mềm…

    Đặc biệt, người bệnh cần kiêng những loại đồ ăn có thể gây trầm trọng thêm mức độ bệnh như: Những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng…. Kiêng những đồ ăn chế biến ở dạng thô, cứng….hay những thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích gây tăng tiết dịch vị trong niêm mạc dạ dày.

    Thanh Phượng(t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-da-day-cap-cach-xu-ly-de-khong-thanh-man-tinh-a233509.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đau dạ dày có nên ăn tỏi không?

    Đau dạ dày có nên ăn tỏi không?

    Ăn tỏi và dùng tỏi để điều trị dạ dày có được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết sẽ đưa ra thông tin để độc giả tham khảo việc có nên sử dụng hay không?