+Aa-
    Zalo

    Đánh chửi bố mẹ, bản án nào cho những đứa con "nghịch tử"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Sinh con ra nuôi con khôn lớn trưởng thành, nhưng con cái lại “bất hiếu” đó chính là nỗi đau lớn nhất của người làm cha, làm mẹ.

    (ĐSPL) – Sinh con ra nuôi con khôn lớn trưởng thành, nhưng con cái lại “bất hiếu” đó chính là nỗi đau lớn nhất của người làm cha, làm mẹ.

    Thời gian gần đây, trên mạng xuất hiện không ít những đứa con “bất hiếu” sẵn sàng đánh chửi cha mẹ. Thậm chí những đứa con nghịch tử này còn đánh đập, sát hại cả những người từng sinh ra mình. Với những đứa con này, tiền danh vọng còn quan trọng hơn cả tình thân.

    Giới trẻ và những lời “mắng chửi” bố mẹ thậm tệ

    Vì bát mỳ tôm mà chửi mẹ: Chỉ vì giận mẹ mình không nấu mỳ đúng kiểu mà cô gái phẫn nộ lên mạng nói về mẹ mình với lời lẽ khó nghe. Nhiều người cho rằng, cô gái quá hỗn xược với người mẹ sinh ra mình.

    Đánh chửi bố mẹ, bản án nào cho những đứa con

    Đọc những yêu cầu của cô gái, nhiều người không khỏi lắc đầu ngán ngẩm vì sự quá đáng của cô con gái. Thậm chí có người còn cho rằng, yêu cầu quá nhiều và họ cũng chẳng thể nhớ nổi. Thêm vào đó là sự “láo xược” khi cô ném cả tô mỳ ra sân giận dỗi mẹ mình. Người mẹ, vì quá thương con mà chẳng thể nổi nóng, thêm vào đó bà còn dỗ dành đứa con bằng ly cà phê.

    Nhiều người cho rằng, thật chua chát cho những bậc làm cha làm mẹ có những đứa con “nông nổi” như thế. Đã hỗn xược với mẹ còn lên mạng “khoe chiến tích” mà không có chút ăn năn, hối lỗi.

    Con gái miệt thị bố "bất tài": Câu chuyện về con gái nói lời hỗn xược với mẹ chưa kịp lắng xuống thì một lần nữa dân mạng lại chứng kiến màn hỗn láo của một cô gái với chính bố đẻ của mình.

    Dòng status chứa đầy lời miệt thị của cô gái: "Bố á? Không có! Đẻ con ra mà không nuôi được phải để nó nuôi từ cái tăm xỉa răng đến cái giấy chùi mà còn chèn ép? Chết ** đi cho đỡ phải giết nhau!”

    Nhiều ý kiến cho rằng, không thể ngờ tới một cô gái lại có thể nói những lời như thế với bố mình. Họ cho rằng, cô gái quá vô tâm và hỗn xược khi dám nói với người sinh ra mình những lời lẽ như vậy. Thậm chí có người còn bức xúc cho rằng “đúng là phí công nuôi dạy”, “quá láo xược, nói như không được đi học”,...

    Nhiều dân mạng cho rằng, nhận thức của một bộ phận giới trẻ đang có chiều hướng đi xuống. Bởi thời gian gần đây xuất hiện không ít những lời xúc phạm nặng nề của con cái với bố mẹ trên các trang mạng xã hội. Nhiều bạn còn đăng tải với thái độ hả hê, mà không biết đó là điều tồi tệ nhất mà họ làm với bố mẹ, với chính những người sinh ra và nuôi dưỡng họ nên người.

    Con gái chửi bố gọi mày - tao: Mới đây, trên mạng xuất hiện clip hai cô con gái tự nhận mình “cháu có ăn học tử tế” nhưng gọi bố là mày – tao. Hình ảnh này khiến không ít người bức xúc. Dù người cha có sai nhiều đến mấy, nhưng những đứa con cũng không nên hành động “lỗ mãng” như vậy.

    Clip Hai cô gái gọi bố là mày - tao:

    Và những hành vi thất đức…

    Có những người con chỉ vì tranh chấp tài sản thừa kế mà sẵn sàng đẩy bố mẹ ra đường, thậm chí có khi bố mẹ họ vừa ở viện về cũng chẳng tha. Nhiều người không khỏi ứa nước mắt khi nhìn thấy những phận già đơn độc, kiếm kế mưu sinh qua ngày. Thậm chí giữa đêm đông giá lạnh, cụ cũng chẳng có nơi đâu để về.

    Nhiều người cho rằng, chữ Hiếu đang ngày càng bị giới trẻ lãng quên, thay vào đó là những hành động vô nhân tính của một số người con với cha mẹ. Họ đã quên đi nguồn cội của mình, quên mất đấng sinh thành.

    Câu chuyện 7 người con không nuôi nổi cha mẹ: Có lẽ đây là một trong những câu chuyện đau lòng về những đứa con “dại khờ” hắt hủi đấng sinh thành khiến không ít người rơi nước mắt. Hai cụ ông tên Quý và cụ bà tên Chén lấy nhau rồi lập nghiệp bằng 2 bàn tay trắng, tần tảo nuôi 7 người con khôn lớn.

    Tuy không bằng ai nhưng 2 cụ vẫn cố gắng lo lắng cho con cái chu đáo, 3 người con trai thì cho mỗi anh một dinh cơ khi lấy vợ. Nhưng rồi khi cuộc sống khó khăn các cụ đến cậy nhờ con trai, thì lần lượt đều bị cả 3 cậu con trai hắt hủi, thậm chí còn đuổi ra đường với cỗ quan tài trong ngày Tết. Nhiều người nghẹn đắng cổ họng khi đọc những câu chuyện đau lòng này.

    Đánh chửi bố mẹ, bản án nào cho những đứa con

    Cuộc đời hai cụ về già với những tháng ngày cơ cực.

    Tám mươi năm cuộc đời vất vả làm lụng, gia tài các cụ có trong tay là bảy đứa con bất hiếu và bất lực, sau miếng ván dùng để đóng áo quan khi chết cùng 3 bao tải đựng lá khô dùng đun nấu. Người làng thấy vậy liền thương tình người cho cái bát, người cho manh chiếu, người cho cái giường cũ để các cụ dựng thành cái “tổ ấm” cuối đời. Còn cụ ông ngày ngày đi mò cua bắt ốc, mong kiếm được vài đồng để sống qua ngày.

    Đứa con nghịch tử với tội giết cha mẹ: Đó là câu chuyện của thanh niên Lưu Văn Thắng (1986) vì xin tiền bố mẹ trả nợ, nhưng bị bố mẹ mắng chửi. Thắng uất ức đã cầm dao đâm vào bụng bố rồi sát hại cả mẹ đẻ của mình. Sự việc tày đình xảy ra ngày 24/6/2012, tại khu vực phố Thúy Lĩnh, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, đã gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài. Nhiều người không khỏi ám ảnh trước câu chuyện kinh hoàng này.

    Trong lời khai tại cơ quan công an, Thắng cho biết đã nhiều lần xin tiền bố mẹ nhưng không được. Đối tượng còn kể lể sự “ác nghiệt” của bố mẹ với mình ngay cả trong ngày cưới. Khi đứng trước tòa Thắng không một chút hối lỗi về hành vi sai trái mà chỉ quan tâm tới lợi ích bản thân khi hỏi: “Liệu cháu sẽ bị bao nhiêu năm tù?” Nhiều người thương xót, cho bố mẹ Thăng khi sinh ra một tên nghịch tử và đau lòng hơn khi đứa con không biết hối lỗi sau khi gây ra tội ác tày trời.

    Bản án nào cho những đứa con "bất hiếu"?

    Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất. Không có người cha, người mẹ nào mà không thương yêu con mình. Chính nhờ cha mẹ tảo tần nuôi nấng mà mỗi người con mới trưởng thành nên người. Dù cha mẹ có sai, thì cha mẹ vẫn là đấng sinh thành nuôi con nên người. Trong kinh Báo ân cha mẹ, Đức Phật diễn tả: “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng”. Dù mẹ có gìa đến mấy thì vẫn luôn hướng về con, dù cho sắp trút hơi thở cuối cùng mẹ vẫn ở bên con.

    Mỗi người cha, người mẹ đều có cách thể hiện tình thương yêu của mình đối với con, và tất cả đều có chung một điểm, ấy là tấm lòng thương yêu không vụ lợi, không tính toán thiệt hơn, cho đi tất cả, chỉ mong sao cho con nên người, cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

    Trong thời đại ngày nay, các bậc cha mẹ ở vùng quê phải khổ cực để nuôi con từ tấm bé, đến khi con lớn lên, vì tương lai của con, vì muốn con được học hành đến nơi đến chốn, muốn con có được một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ đành chấp nhận cho con rời xa vòng tay của mình, chấp nhận cho con đi xa để lập thân, lập nghiệp. Hết đứa này đến đứa khác, khi vừa đủ lớn là nối nhau ra đi. Con đi rồi, còn lại mẹ với cha và căn nhà trống vắng, sớm chiều hiu quạnh.

    Người xưa từng nói “nước mắt chảy xuôi”, như lòng mẹ cha lúc nào cũng thương yêu con hết mực. Thế nhưng con thì thường hay hờ hững, ít quan tâm chăm sóc cha mẹ và thực tế chứng minh bằng những việc làm sai trái như trên.

    Cha ông vẫn dạy con cháu rằng: “Cá không ăn muối cá ươn; Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Còn nếu đánh đập cha mẹ con phạm tội bất hiếu. Có lẽ chẳng có bản án nào là đủ dành cho những đứa con bất hiếu với cha mẹ. Có chăng đó chính là tòa án lương tâm, hối lỗi. Nhưng có lẽ nó quá muộn màng với những người con này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-chui-bo-me-ban-an-nao-cho-nhung-dua-con-nghich-tu-a27850.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan