+Aa-
    Zalo

    Đại gia Hồng Kông "nuốt gọn" khách sạn 5 sao bằng cách nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không chỉ chi hơn 16 triệu USD để sở hữu 53\% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon, Tung Shing group còn sở hữu hàng loạt dự án bất động sản “khủng”.

    Không chỉ chịu chơi khi chi hơn 16 triệu USD để sở hữu 53\% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon, Tung Shing group còn sở hữu hàng loạt dự án bất động sản “khủng” khác tại Hà Nội.

    Nuốt gọn

    Một trong những thương vụ “chuyển nhượng” đình đám nửa đầu năm 2014 là việc một tập đoàn đến từ HongKong, Tung Shing group đã chi hơn 16 triệu USD để sở hữu 53\% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon.

    Khách sạn Movenpick Saigon là dự án bất động sản liên doanh giữa một công ty nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài ban đầu có tên Desk Strong Ltd.

    Đầu năm 2008, VinaCapital thông qua một pháp nhân tại HongKong (Top Star International Ltd) đã thay thế nhà đầu tư cũ trong hợp đồng liên doanh.

    Theo đó, vốn điều lệ của liên doanh là 16,7 triệu USD trong đó Top Star góp 70\% bằng tiền mặt, phía trong nước góp 30\% chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất.

    Dự án này hoạt động từ năm 1994 với tên Omni Saigon, sau khi mua lại VinaCapital đã chọn Movenpick Hotels & Resorts Management AG là nhà điều hành mới và đổi tên như hiện nay.

    Movenpick Saigon là khách sạn 5 sao gồm 178 phòng, có vị trí tương đối thuận lợi, nằm trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TPHCM.

    Đây là một trong các địa điểm được cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng.

    Đại gia Hồng Kông

    Khách sạn Movenpick Saigon.

    Năm 2012, khách sạn đạt lợi nhuận gộp 3,3 triệu USD và lãi ròng chỉ 0,55 triệu USD.

    Sau 20 năm hoạt động, dự án này vẫn đang vay nợ 4,6 triệu USD (2012) và giảm xuống 2,6 triệu USD (T9/2013).

    Theo báo cáo tài chính năm 2012, ngân hàng cung cấp các khoản vay cho Movenpick từ năm 2009 là SeaBank.

    Movenpick SaiGon là một trong các khoản đầu tư của VinaLand, quỹ đầu tư bất động sản thuộc VinaCapital. Đến cuối tháng 4/2014, quỹ này có tổng giá trị tài sản khoảng 432 triệu USD.

    Đây là giao dịch thoái vốn đầu tiên trong năm 2014, sau khi quỹ VinaLand đã bán 5 dự án trong năm 2013.

    Quỹ này sẽ tiếp tục tìm kiếm các đối tác để chuyển nhượng các dự án trong danh mục theo chương trình được các nhà đầu tư của quỹ thông qua từ năm 2012.

    Tương tự như quỹ đầu tư cổ phần VOF, Vinaland đang tích cực mua lại cổ phiếu quỹ theo yêu cầu của nhà đầu tư.

    Đến ngày 6/6, Vinaland đã chi ra 18,7 triệu USD để mua vào hơn 35 triệu cổ phiếu trong số gần 500 triệu cổ phát hành lần đầu.

    Đến đầu năm 2014, VinaCapital đã chuyển nhượng 53\% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon cho đối tác là Tung Shing Group.

    Những cái tên siêu “khủng”

    Theo website của Tung Shing Group, đây là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.

    Là một Tập đoàn được thành lập tại Hồng Kông đã hoạt động tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90, bắt đầu trong lĩnh vực dệt may.

    Theo đó, Tập đoàn này là nhà phân phối hàng đầu về máy may công nghiệp tại Việt Nam, và doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực may mặc và dệt may của đất nước.

    Hiện nay Tập đoàn cũng đang mở rộng sang lĩnh vực giáo dục và nhận được quyền thương mại Hệ thống giáo dục Maple Bear tại Việt Nam, dự đoán là sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này.

    Tập đoàn cũng là nhà phân phối độc quyền cho hệ thống Johnson Controls, và việc kinh doanh ngày cũng sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới.

    Thêm vào đó, Tập đoàn còn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông cũng như việc xây dựng các giải pháp tích hợp.

    Đặc biệt, Tập đoàn Tung Shing có những mối quan tâm đa dạng từ việc phát triển bất động sản đến kinh doanh với số nhân viên lên đến hơn 1,600 người.

    Danh mục đầu tư tài sản của Tập đoàn trong lĩnh vực bất động sản khiến không ít người phải “nể phục” khi sở hữu hàng loạt những tên tuổi lớn như: khu Căn hộ và biệt thự cao cấp Golden Westlake Executive Residences (151 Thụy Khuê và 162 Hoàng Hoa Thám,Hà Nội), Tòa nhà thương mại văn phòng Tung Shing Square ( Số 2 Ngô Quyền,Hà Nội) và Khách sạn Hà Nội( D8 Giảng Võ, Ba Đình,Hà Nội),…

    Tất cả trong số này đều nằm trong số những hạng mục đầu tư thành công và đạt lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam. Gần đây Tập đoàn này đã mua lại khách sạn Halong Pearl( Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long,Quảng Ninh) và khách sạn Hanoi Lakeside (23 Ngọc Khánh, Ba Đình,Hà Nội).

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-hong-kong-nuot-gon-khach-san-5-sao-bang-cach-nao-a46130.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan