+Aa-
    Zalo

    Đại biểu Quốc hội lo cải cách tiền lương từ 1/7 gây áp lực lạm phát

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Phó Thủ tướng, với sự điều chỉnh, kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thì hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả.

    Lạm phát liên quan nhiều đến các mặt hàng thiết yếu

    Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/6, nêu chất vấn Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tuy nhiên áp lực điều hành lạm phát vẫn còn rất lớn nhất là thời gian tới thực hiện triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết định hướng, công tác điều hành giá trong thời gian tới để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát?

    ĐBQH Mai Thị Phương Hoa.

    ĐBQH Mai Thị Phương Hoa.

     

    Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu về kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình hiện nay sẽ tăng lương, biến động chuỗi cung ứng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề đại biểu nêu “rất chính xác”. Bởi vì trong bối cảnh hiện nay, lạm phát liên quan nhiều đến các mặt hàng thiết yếu.

    Việt Nam có nền kinh tế mở nên chúng ta nhập khẩu khá nhiều vật tư, nguyên liệu, điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới.

    Trong khi chúng ta đang thực hiện các gói kích cầu và thực hiện tăng lương, điều này là nguyên nhân dẫn đến biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát được tỉ số lạm phát mà Quốc hội cho phép.

    Phó Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối để đảm bảo các mặt hàng mà Chính phủ kiểm soát và quản lý về giá được điều chỉnh với lộ trình phù hợp.

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn.

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn.

     

    Liên quan đến chính sách tài khóa, Phó Thủ tướng cho biết, chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ. Tương tự thời gian qua xử lý biến động giá vàng, với những giải pháp của Chính phủ đưa ra nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, đảm bảo các tỉ giá đi đôi với chính sách tài khóa.

    Cùng với đó, Chính phủ đã thúc đẩy và đưa ra các chính sách để hỗ trợ kích cầu tiêu dùng như du lịch, mua sắm. Đồng thời, có nhiều chính sách tăng đầu tư khu vực công, các cơ sở hạ tầng thiết yếu để đảm bảo cho sản xuất và kinh tế phát triển.

    Với các giải pháp này Chính phủ đã làm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, với sự điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và phòng chống lạm phát, điều chỉnh, kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thì hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả.

    Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam có lợi thế là quốc gia có gói giá cả thiết yếu về lương thực, thực phẩm thiết yếu, cũng góp phần kiểm soát tăng giá ở những loại mặt hàng này.

    Hoàn thiện cơ chế tự chủ với các trường đại học

    Đặt câu hỏi chất vấn, ĐBQH Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) khẳng định, thực hiện quyền tự chủ là chủ trương lớn và là giải pháp để phát triển các trường đại học và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đại biểu chất vấn quá trình tự chủ đại học thời gian qua đã đạt được những kết quả gì, những tồn tại, hạn chế về nguyên nhân cản trở chủ trương tự chủ đại học; giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc này trong thời gian tới?

    ĐBQH Lê Hữu Trí.

    ĐBQH Lê Hữu Trí.

     

    Trả lời câu hỏi về giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế tự chủ trong các trường đại học, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết việc tự chủ ở các trường đã phát huy tác dụng lớn, khi chỉ số đánh giá quốc tế của các trường đã cải thiện.

    Phó Thủ tướng nêu giải pháp, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ với các trường đại học, trong đó tiếp tục phân cấp hơn nữa cho các trường. Đồng thời, tăng cường vai trò trách nhiệm của quản lý nhà nước trong thẩm định, đánh giá chương trình đào tạo cũng như mở ra các tiêu chí khi mở ra các trường mới.

    Với tài chính là vấn đề quan trọng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không vì tự chủ mà làm ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất cần thiết như các phòng thí nghiệm trọng điểm.

    Theo đó, với một số lĩnh vực, Nhà nước sẽ lựa chọn để đầu tư công đặc biệt với các trung tâm khoa học trọng điểm quốc gia, xác định đặt hàng đối với các lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo, các lĩnh vực mới để phát triển, chuẩn bị nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

    Nhà nước sẽ tham gia đánh giá chất lượng đầu ra, đồng thời thu hút sự tham gia đánh giá của cơ sở sử dụng nguồn nhân lực, công bố uy tín các trường.

    Phó Thủ tướng kỳ vọng khi làm rõ ràng hơn cơ chế pháp lý, các khó khăn trong chính sách tự chủ tài chính sẽ giải quyết được.

    Hoàng Thị Bích

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ai-bieu-quoc-hoi-lo-cai-cach-tien-luong-tu-1-7-gay-ap-luc-lam-phat-a431399.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan