+Aa-
    Zalo

    Đa cấp KDM Việt Nam “chém gió” không phép: Xử lý thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Các luật sư phân tích, hành vi kinh doanh đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là việc làm vi phạm pháp luật.

    (ĐSPL) – Các luật sư phân tích, kinh doanh đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là việc làm vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    Như Báo Đời sống & Pháp luật đã đưa tin, Công ty KDM Việt Nam chưa được cấp phép kinh doanh đa cấp nhưng vẫn công khai hoạt động rầm rộ. Không chỉ riêng công ty này, thời gian vừa qua, nhiều công ty đa cấp dù chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh nhưng vẫn “vô tư” chém gió, hoạt động rầm rộ “dụ dỗ” nhiều người tham gia vào mạng lưới.

    Một buổi hội thảo của công ty đa cấp KDM.

    Trao đổi với Báo Đời sống & Pháp luật, Luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng văn phòng luật sư Giang Thanh cho hay, hành vi kinh doanh đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là việc làm vi phạm pháp luật. Tùy theo những mức độ cụ thể, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    Theo Nghi định 185/2013/NĐ-CP (quy định sử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mai, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm: a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa có giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; b) Không thực hiện đúng quy định về hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp..

    Luật sư Thanh phân tích thêm: Các doanh nghiệp còn phải chịu một hình phạt bổ sung: Tịch thu tang vật kinh doanh đa cấp; tước quyền sử dụng giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

    Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng và Công lý cho biết, trong trường hợp các doanh nghiệp tự ý hoạt động khi chưa được cấp phép thì tùy từng mức độ và hậu quả, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

    Theo luật sư Kiên, với các doanh nghiệp đa cấp không được cấp phép mà có hành vi lừa đảo trắng trợn người dân và gây ra hậu quả nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể xem xét quy thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Luật sư Kiên cho biết, với các doanh nghiệp hoạt động không phép đã bị xử phạt hành chính 1 lần, tuy nhiên vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị xem xét xử lý hình sự. Theo đó, hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

    Theo quy định về tội kinh doanh trái phép: Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

    a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    Theo tìm hiểu của PV, Công ty đa cấp KDM Việt Nam (công ty KDM) hoạt động tại tòa nhà Licogi 13 trên đường Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội). Tổ chức hội thảo, hoạt động tư vấn về các sản phẩm diễn ra công khai, rầm rộ.

    Nhân viên giới thiệu rằng, lãnh đạo công ty kinh doanh đa cấp KDM là một vị "tướng" đã về hưu. Việc sử dụng hình ảnh vị tướng này để quảng cáo mang lại hiệu quả rất tốt cho công ty KDM vì rất nhiều người đến nghe hội thảo và tham gia. Thậm chí có người đã bỏ ra vài trăm triệu để mua 150 đến 450 gói đại lý của công ty KDM.

    Theo quảng cáo của KDM, hiện công ty này đang bán 7 loại thực phẩm chức năng khác nhau. Những loại thực phẩm chức năng này đều được quảng cáo là có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau như: dạ dày, gout, thoái hóa xương, phục hồi sinh lý, trĩ…

    Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, trên website công bố chứng nhận nhưng doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, không có tên của doanh nghiệp này. Điều này đồng nghĩa việc công ty CP KDM Việt Nam đang hoạt động bán hàng đa cấp trái phép. Trả lời một tờ báo, lãnh đạo công ty cũng thừa nhận điều này.

    Điều 92 -  Nghi định 185/2013/NĐ-CP (quy định sử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mai, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp.

    4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp để người khác tham gia bán hàng đa cấp;

    b) Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để người khác tham gia bán hàng đa cấp;

    7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa có giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

    b) Không thực hiện đúng quy định về hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp.

    Hồng Thắm

    [mecloud]m814EhX8ex[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-cap-kdm-viet-nam-chem-gio-khong-phep-xu-ly-the-nao-a111584.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.