Mùa hè năm 2016, Travis ngồi Mercedes len lỏi qua những con đường chật kín xe cộ ở Bắc Kinh. Nhưng lúc này, tâm trí vị CEO của Uber đang treo ở Seoul, nơi ông phải đối mặt với phiên tòa đặc biệt dành cho mình.
Thế giới chào đón Travis tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) khi ông này ngồi chiếc ghế đồng chủ tọa. Hội nghị diễn ra ở Thiên Tân, và ông ngay lập tức trở thành thần tượng mới của giới trẻ nơi đây, y như cách thế giới nhìn vào Uber và những gì công ty này đã làm được chỉ sau 7 năm.
Nhưng trong tâm trí của Travis trong chuyến xe ở Bắc Kinh chỉ 3 ngày sau khi rời Thiên Tân chỉ chứa đựng đầy sự lo lắng. Ông đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, một án tù thực sự treo trên đầu từ tòa án của một quốc gia xa xôi so với nơi ông đang sống và làm việc.
Năm 2014, một bên nguyên đã khởi tố đích danh Kalanick lên tòa án Hàn Quốc, với tội danh dịch vụ taxi bất hợp pháp khi Uber đang có những bước tiến bành trướng tầm ảnh hưởng ở quốc gia châu Á này. Vụ kiện kéo dài 2 năm, cho đến khi xác lập được một thỏa thuận rằng Kalanick sẽ xuất hiện ở tòa để đáp ứng lời buộc tội mà kết quả chắc chắn sẽ dẫn đến án tù dành cho ông.
Thực tế, từ góc độ pháp lý việc xuất hiện ở tòa án Seoul có mức rủi ro thấp nhờ vào sự thỏa thuận của cả 2 bên, miễn là Travis Kalanicj chấp nhận mất mặt, và Uber chấp nhận co cụm hoạt động, giới hạn trong dịch vụ cung cấp xe limousine cao cấp.
Việc xử lý vụ kiện được xem là động thái loại bỏ một cái gai khó chịu và đánh xấu hổ ra khỏi người của , và bên nguyên đã bảo đảm với các luật sư của Uber rằng Kalanick sẽ được hưởng án treo, và ông có thể rời khỏi Seoul ngay sau phiên tòa.
Thế nhưng Travis lại bị ám ảnh nặng nề với phiên tòa này. Ông thậm chí đòi biêt có bao nhiêu cửa ở phòng xử án – nhằm nắm được con đường nhanh nhất để ra khỏi đó. Lời hứa thả ông ngay lập tức chắc chắn tới đâu? Liệu ông có thể âm thầm làm thủ tục hải quan ở cửa bay tư nhân hay không? Nỗi bất an được thể hiện ngay trong cuộc họp với các trợ lý pháp lý ở Hàn Quốc, có lúc đã trở nên căng thẳng quá mức.
Nỗi sợ hãi lớn nhất của Kalanick là hình ảnh tưởng tượng viễn cảnh tệ hại nhất cho bản thân ông và thương hiệu Uber: bức ảnh ông bị còng tay và áp giải qua phòng xử án ở Hàn Quốc vào thời điểm ông đang nỗ lực xây dựng hình ảnh ở Trung Quốc và phần còn lại của châu Á.
Cuối cùng, cựu CEO của Uber đã lựa chọn cách trốn chạy sự sợ hãi của mình. Ông quyết định không đến phiên tòa đang chờ mình, quyết định không bao giờ quay lại Hàn Quốc. "Có lẽ sẽ để lại Hàn Quốc cho một kế hoạch khác".
Nhưng chính Travis có lẽ cũng không ngờ rằng kế hoạch khác với Hàn Quốc sẽ không bao giờ do ông quyết định nữa sau khi trốn chạy khỏi phiên tòa ở Seoul. Bởi Travis mất ghế CEO, và có thể còn mất cả ghế sáng lập viên, bởi cuộc chiến nội bộ trong lòng Uber từng âm ỉ vài năm đã cháy thành ngọn đuốc chỉ một năm sau sự kiện Seoul năm đó.
Nội dung bài viết được trích từ cuốn sách "" do nhà xuất bản Công thương phát hành. Cuốn sách là những chia sẻ hiếm hoi từ chính cự CEO Uber Travis Kalanick về hành trình tạo lập, phát triển và những khủng hoảng phải đối mặt của một trong những startup công nghệ thành công nhất nhưng cũng gây tranh cãi nhất thế giới.
Nguồn: VnEconomy