+Aa-
    Zalo

    Công ty may gần 30 năm tuổi ở Nam Định có thể mất hơn 200 tỷ đồng vì đối tác Mỹ phá sản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu phải trích lập dự phòng tới hơn 200 tỷ đồng do đối tác phá sản, công sức của May Sông Hồng trong một năm sẽ "đổ sông đổ bể", chưa kể lợi nhuận khó đạt như kỳ vọng..

    Nếu phải trích lập dự phòng tới hơn 200 tỷ đồng do đối tác phá sản, công sức của May Sông Hồng trong một năm sẽ "đổ sông đổ bể", chưa kể lợi nhuận khó đạt như kỳ vọng đặt ra vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Công ty may gần 30 năm tuổi ở Nam Định có thể mất hơn 200 tỷ đồng vì đối tác Mỹ phá sản.

    Đối tác nộp đơn bảo hộ phá sản

    CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH) mới đây đã có giải trình về ý kiến kiểm toán liên quan đến việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với New York & Company trên Báo cáo Tài chính (BCTC) soát xét giữa niên độ 2020.

    May Sông Hồng cho biết, căn cứ tiết b điểm 1.4, khoản 1, Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:

    Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

    Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khác nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

    Theo đó, Công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản phải thu của New York & Company, bao gồm 55,2 tỷ đồng phải thu trong hạn và 163,8 tỷ phải thu quá hạn dưới 3 tháng do:

    Thứ nhất, vào ngày 13/7, Công ty được biết về việc nộp đơn phá sản của RTW Retailwinds Inc (công ty mẹ của New York & Company) lên Tòa án Hoa Kỳ qua phương tiện thông tin đại chúng. Do sự kiện này phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán nên Công ty không trích lập dự phòng trên BCTC giữa niên độ (kết thúc ngày 30/6/2020) đã soát xét và sẽ tiến hành trích lập dự phòng theo quy định trong BCTC quý III - IV/2020.

    Thứ hai, RTW Retailwinds Inc đang trong quá trình nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản vay theo luật pháp Hoa Kỳ, RTW Retailwinds Inc sẽ có 180 ngày để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh. Và do đó, vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ.

    Hiện, May Sông Hồng cho biết doanh nghiệp đang tích cực phối hợp với đối tác để thu hồi nợ. Ghi nhận tại BCTC hợp nhất soát xét, do tính chất không chắc chắn của các sự kiện nói trên, cùng với thông tin hiện hữu tại thời điểm báo cáo, kiểm toán nếu ý kiến ngoại trừ về khả năng và giá trị có thể thu hồi của khoản phải thu nói trên, cũng như ảnh hưởng đến BCTC MSH.

    Ảnh hưởng từ Covid-19

    New York & Company là 1 trong 3 khách hàng truyền thống lớn của May Sông Hồng những năm gần đây - chiếm 25% tổng doanh thu của mảng FOB (mảng kinh doanh chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty), lớn nhất trong số các khách hàng chính.

    Công ty có thực hiện bán hàng theo các đơn đặt hàng từ New York & Company (bên mua) thông qua một đối tác của bên mua là Easy Fashion Macao Offshore Limittes (Easy Fashion). Theo thỏa thuận giữa MSH và bên mua, việc thanh toán các khoản công nợ liên quan đến các giao dịch bán hàng cho bên mua sẽ thực hiện thông qua Easy Fashion. Thời hạn thanh toán đối với các khoản công nợ này là 90 ngày.

    Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng giống như hàng loạt ông lớn khác trong lĩnh vực thời trang, công ty mẹ của New York & Coompan - RTW Retailwinds đã nộp đơn xin phá sản và có thể sẽ đóng cửa gần hết các cửa hàng với các thương hiệu như New York & Co., Fashion to Figure, một dòng sản phẩm Happy x Nature của Kate Hudson.

    Về May Sông Hồng, doanh nghiệp này được coi là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam, hoạt động hơn 30 năm, sở hữu hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định.
    Trong các năm qua, doanh thu và lợi nhuận của May Sông Hồng duy trì ở mức 2.500 - 4.000 tỷ đồng mỗi năm, và đạt mức kỷ lục hơn 4.400 tỷ đồng vào năm 2019. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng liên tục trong cả thập kỷ qua, tăng từ mức 100 tỷ đồng năm 2012 lên mức 200 tỷ đồng năm 2017 và đạt gần 450 tỷ đồng năm 2019.

    Năm 2020, May Sông Hồng đặt kế hoạch 3.200 tỷ đồng doanh thu (giảm 27% so với năm 2019), lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng, tỉ lệ cổ tức 25 - 35% (năm 2019 tỉ lệ cổ tức là 45% bằng tiền mặt).

    Như vậy, nếu phải trích lập dự phòng tới hơn 200 tỷ đồng vì sự kiện bất thường do đối tác phá sản, công sức của May Sông Hồng trong một năm có thể nói là "đổ sông đổ bể", chưa kể lợi nhuận khó đạt như kỳ vọng đặt ra vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

    Cuộc chơi thay đổi

    "Chúng ta phải chấp nhận một cuộc chơi mà ngày hôm nay thế này, ngày mai khác rồi, phải hoàn thành những đơn hàng đang có, với chất lượng, năng suất tốt nhất và đúng hạn, để tránh được rủi ro lớn nhất về mặt tài chính là hủy hàng, phải hết sức lưu ý về câu chuyện quản trị sản xuất, đáp ứng tiêu chí, sáng tạo, linh hoạt, thay đổi, thích ứng trong tình hình mới hiện nay" - Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc tổng công ty May 10.

    HIỂU MINH

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật kỳ 2 số thứ Bảy (34)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-ty-may-gan-30-nam-tuoi-o-nam-dinh-co-the-mat-hon-200-ty-dong-vi-doi-tac-my-pha-san-a336579.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan