+Aa-
    Zalo

    Con là tiến sĩ vẫn bạo hành mẹ già

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mọi điều vất vả, bà L. cam chịu hết. Nhưng điều bà đau đớn nhất là người con trai mà ông bà đã hi sinh tất cả lại nỡ vung tay tát mẹ. Vì chồng tát được mẹ nên người con d

    Mọi điều vất vả, bà L. cam chịu hết. Nhưng điều bà đau đớn nhất là người con trai mà ông bà đã hi sinh tất cả lại nỡ vung tay tát mẹ. Vì chồng tát được mẹ nên người con dâu cũng được đà thường mắng nhiếc và coi bà không ra gì.

    Hi sinh tất cả vì con

    Trường hợp của bà N.T.L. một nạn nhân của bạo lực gia đình mà người gây bạo lực ở đây chính là con trai duy nhất của bà. Bà N.T.L là một ca điển hình của dự án Ngôi nhà Bình yên thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển. 

    Câu chuyện của bà đã được các chuyên gia của dự án viết thành cuốn sách nhỏ như để tuyên truyền và giáo dục về bạo lực gia đình từ con cái. Đau khổ nhất là con của bà lại là một tiến sĩ, một người từng là học sinh giỏi trong đội tuyển quốc gia Việt Nam.

    Bà L. vốn là một giáo viên cấp 3 ở Hà Nội. Những năm khốn khó của người giáo viên nghèo, bà và chồng cố gắng tiết kiệm mua cho con trai một cây đàn piano. Con trai bà L. không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Anh ta học rất giỏi và từng là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.

    Lớn lên, anh ta dành được học bổng đi du học ở nước ngoài. Lần lượt các khóa học anh đều vượt qua. Bảo vệ tiến sĩ xong, anh không về nước sống cùng cha mẹ mà ở lại lấy một cô vợ bản xứ.

    Thấy con không về nước, ông bà bán hết nhà cửa gửi cho con 30 nghìn đô để con mua nhà. Vì chỉ có một cậu con trai duy nhất, ông bà xác định "trẻ cậy cha, già cậy con" nên hai ông bà xin nghỉ hưu sớm sang sống với con trai. Khi đi, ông bà có 20 nghìn đô mang theo và gửi tài khoản. Số tiền này đứng tên người con trai. Không may mắn cho vợ chồng bà L. là sang xứ Châu Âu chỉ được 2 tháng thì chồng bà qua đời vì cơn tai biến. 

    Một mình bà ở lại với con. Ngôn ngữ bất đồng khiến mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu không dễ dàng chút nào. Nhưng bà L. nói bà và con vẫn không quá mức mâu thuẫn. Mọi việc lại diễn biến xấu hơn khi cậu con trai làm ăn thua lỗ. Anh ta đưa mẹ về Việt Nam để mở công ty riêng.

    Toàn bộ tài sản, bà L. cho con hết. Con trai bà lấy một cô vợ đã có con riêng. Cuộc sống của bà từ đây bắt đầu rơi vào khổ hạnh. Gần 70 tuổi nhưng bà phải lo làm hết tất cả, từ đi chợ, nấu nướng, cung phụng con cái. Việc chăm con, chăm cháu bà không ngại vất vả nhưng đằng này con dâu và con trai vẫn coi thường và miệt thị người mẹ. Họ chê bai bà ngay cả trong bữa ăn khiến bà đau khổ vô cùng. 

    Hình ảnh một bà mẹ quỳ lạy con. Ảnh minh họa.

    Chúng mắng chửi bà lười, không biết trông cháu. Có những hôm, đứa con đứt ruột bà sinh ra vẫn chửi bà không biết kiếm tiền. Chúng ví von có những người bằng tuổi bà vẫn bươn chải kiếm tiền. Hàng tháng, con cái chỉ cho bà ra khỏi nhà 1 lần vào ngày mùng 10 để bà lấy lương hưu. Còn lại, bà bị kiềm tỏa về cả tinh thần và vật chất.

    Con trai tiến sĩ vung tay tát mẹ

    Mọi điều vất vả, bà L. cam chịu hết. Nhưng điều bà đau đớn nhất là người con trai mà ông bà đã hi sinh tất cả lại nỡ vung tay tát mẹ. Vì chồng tát được mẹ nên người con dâu cũng được đà thường mắng nhiếc và coi bà không ra gì.

    Vào dịp nghỉ lễ, do không hài lòng với mẹ, con dâu của bà đã chửi và tát bà một cái. Bất lực với vợ và trước sự đau khổ của mẹ, anh con trai cũng chửi bà cho bõ tức. Bà L. sợ quá bỏ nhà chạy sang nhà người thân ở. Bà không dám để con trai và con dâu bà biết bà trốn ở đâu. Người thân đã đưa bà L. vào Ngôi nhà Bình yên. Khi sống ở đây, bà luôn trong trạng thái hoảng loạn, lo sợ vì con dâu và con trai gọi điện đến chửi và thách thức bà.

    Vì sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của con cái, bà không dám ra phường trình báo mà âm thầm chịu đựng. Bao nhiêu nỗi đau bà nén lại trong lòng. Có những lúc, nhân viên của ngôi nhà bình yên phải cắt cử người trông coi vì sợ bà nghĩ quẩn. Hoảng loạn về tâm lý, đau khổ vì con khiến bà mất ngủ, bỏ ăn liên tục.

    Được sự giúp đỡ của nhân viên Ngôi nhà Bình yên, bà L. dần ổn định hơn. Khi biết mẹ đang tạm lánh tại Ngôi nhà Bình yên, người con trai có bằng tiến sĩ đã xin tư vấn về luật phòng chống bạo lực gia đình. Anh ta sẵn sàng đối đầu với mẹ ruột của mình mà không hề biết rằng mình đã vi phạm đạo đức của kẻ làm con.

    Khi nhớ cháu, bà muốn về thăm cháu nhưng không được vì các con bà vẫn thách thức, cấm bà quay lại. Bà biết quay lại ngôi nhà mình đang sống là quay lại địa ngục. Tuy nhiên, khi mọi người hỏi về việc nhờ sự trợ giúp của pháp luật, bà vẫn không muốn vì bà thương con, bà không muốn con bà mất thể diện. Đôi lúc, người mẹ đau khổ vẫn hoảng hốt lo lắng "liệu con tôi có bị xử lý gì không?". Điểm yếu của bà là tình cảm bà dành cho con quá sâu đậm nên người con của bà vẫn không biết sợ là gì.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-la-tien-si-van-bao-hanh-me-gia-a27968.html
    Những vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận

    Những vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận

    (ĐSPL) - Hình ảnh về những đứa trẻ đáng yêu, thơ ngây nhưng trên mình mang đầy thương tích của sự bạo hành khiến dư luận không kìm được nước mắt, cũng như sự phẫn nộ tột cùng đối với những kẻ đã gây ra vết thương thể xác và tâm hồn cho các em.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận

    Những vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận

    (ĐSPL) - Hình ảnh về những đứa trẻ đáng yêu, thơ ngây nhưng trên mình mang đầy thương tích của sự bạo hành khiến dư luận không kìm được nước mắt, cũng như sự phẫn nộ tột cùng đối với những kẻ đã gây ra vết thương thể xác và tâm hồn cho các em.