+Aa-
    Zalo

    Có thể yêu cầu chấm dứt quyền cấp dưỡng của cha sau ly hôn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Pháp luật quy định rất rõ ràng về việc cấp dưỡng cho con của người cha, mẹ, pháp luật không hạn chế quyền cấp dưỡng.

    (ĐSPL) - Pháp luật quy định rất rõ ràng về việc cấp dưỡng cho con của người cha, mẹ, pháp luật không hạn chế quyền cấp dưỡng.

    Hỏi: Tôi và chồng tôi ly hôn đã có quyết định của Tòa án, về phần con chung thì tôi được quyền nuôi con, còn chồng tôi có trách nhiệm cấp dưỡng. Hiện tại tôi muốn đưa con Đức để sinh sống và nhưng pháp luật ở Đức yêu cầu tôi phải có toàn quyền nuôi con. Cho tôi được hỏi pháp luật Việt Nam có quy định nào hạn chế, chấm dứt quyền cấp dưỡng của người cha hay không?

    Ảnh minh họa

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:

    Căn cứ theo Khoản 2, Điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định:” Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.  Theo hướng dẫn tại Khoản a, Điều 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có lưu ý đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ sau khi ly hôn như sau: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.”

    Vì vậy, căn cứ theo những viện dẫn như trên, thì pháp luật quy định rất rõ ràng về việc cấp dưỡng cho con của người cha, mẹ, pháp luật không hạn chế quyền cấp dưỡng của người cha đối với đứa con. Theo đó, việc không thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng hay từ chối, hoặc chủ động không yêu cầu cấp dưỡng thì đều là hành vi vi phạm pháp luật.

    Tuy nhiên, người cha có thể chấm dứt quyền cấp dưỡng cho người con trong một số trường hợp được quy định tại Điều 118, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

    “Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Vì vậy, pháp luật Việt Nam quy định không được hạn chế quyền cấp dưỡng của cha, mẹ nhưng sẽ được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong một số trường hợp viện dẫn như trên. Việc quy định này không chỉ giúp cho người trực tiếp nuôi con có thểm một khoản thu nhập nữa chăm lo cho con cái có một cuộc sống tốt và đầy đủ hơn, ngoài ra, hành động này cũng thể hiện đây là công việc mang tính đạo đức, thể hiện trách nhiệm của người cấp dưỡng đối với con của mình. Mặc dù sau khi ly hôn thì quan hệ vợ chông chấm dứt, nhưng quan hệ giữa cha, mẹ và con cái vẫn tồn tại và sẽ kéo dài đến suốt đời.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 85, Điều 86, Điều 87 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

    Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây: Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên; Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con; Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể thì quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con được quy định như trên.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    HUY HUY

    Cập nhật các bài viết liên quan tại chuyên mục : An Ninh Hình SựTin báo pháp luật mới
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-the-yeu-cau-cham-dut-quyen-cap-duong-cua-cha-sau-ly-hon-a140480.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan