+Aa-
    Zalo

    Có một thứ đồ trong nhà còn bẩn hơn cả thùng rác hay bồn cầu, 100% gia đình Việt đều có

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh.

    Trung bình trong một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu trong nhà vệ sinh. Đặc biệt, lượng vi khuẩn tích tụ lại sau mỗi làn chúng ta thái thịt sống, cá sống, hải sản sống, hay các nội tạng sống là vô cùng nhiều.

    Thói quen sử dụng thớt để thái thực phẩm là khá phổ biến trong nhiều gia đình, bởi các bà nội trợ ai cũng cần dùng thớt để thái nguyên liệu, thịt cá. Đồng thời, căn bếp có thể ẩm thấp và tối tăm. Hệ thống thông gió của cả khu bếp rất kém và không có ánh sáng mặt trời sẽ dễ gây bệnh cho bạn.

    Chính vì vậy, khi bạn sử dụng thớt xong nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các mảnh vụn này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm, thậm chí chất gây ung thư, tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố aflatoxin là rất lớn.

    Aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) thuộc WHO đánh giá là chất gây ung thư tự nhiên và là một chất có độc tính cao.

    Vậy làm thế nào để vệ sinh thớt đúng cách, để bảo vệ sức khỏe?

    Chọn loại gỗ tốt

    Thớt gỗ với độ đàn hồi cao là lựa chọn tối ưu của chị em khi chọn một sản phẩm để băm, chặt thức ăn. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm khó tránh khỏi là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục.

    Vì vậy, bạn nên chú ý mua những chiếc thớt gỗ có độ đàn hồi cao và tốt. Đừng nên tiếc tiền mà chọn những loại rẻ hơn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

    Ngâm thớt trong muối mặn

    Nhiều gia đình có thói quen dùng thớt ngay sau khi mua về. Tốt nhất bạn nên làm thêm một công đoạn nữa là ngâm thớt gỗ mới mua vào nước muối theo tỷ lệ 200gr/1 lít nước.

    Lâu lâu trong quá trình sử dụng, bạn có thể làm sạch thớt bằng xà phồng và rải muối lên. Cách này vừa giúp thớt của bạn sạch và sáng hơn, vừa giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

    Loại bỏ mùi hôi bằng chanh

    Thớt là nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà cả gia đình ăn hằng ngày. Đôi khi những nguyên liệu như hành, tỏi, thịt sống hay cá,… để lại mùi hôi khá nặng.

    Theo trang The Kitchen giải thích, nếu muối đóng vai trò là cái chổi giúp đẩy hết chất bẩn thì nước chanh diệt khuẩn và khử mùi. Với nửa quả chanh cọ sát lên bề mặt thớt, vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức.

    Thay thớt sau 6-8 tháng

    Dù là thớt gỗ hay thớt nhựa, sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.

    Giải pháp đưa ra: với thớt dành cho đồ ăn chín, hoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-mot-thu-do-trong-nha-con-ban-hon-ca-thung-rac-hay-bon-cau-100-gia-dinh-viet-deu-co-a354470.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan