+Aa-
    Zalo

    Chủ tịch Quốc hội: Giám sát rình rang nhưng hiệu quả thì chưa rõ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Việc giám sát, các đoàn Quốc hội tổ chức rất rình rang, nhưng cuối cùng hiệu quả, hiệu lực đến đâu thì chưa rõ!”, Chủ tịch Quốc hội nhận xét.

    (ĐSPL) – “Việc giám sát, các đoàn Quốc hội tổ chức rất rình rang, nhưng cuối cùng hiệu quả, hiệu lực đến đâu thì chưa rõ!”, Chủ tịch Quốc hội nhận xét.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải có quy định rõ ràng hơn để hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả hơn.

    Chiều ngày 19/1, tại chương chình phiên họp thứ 34, chương trình phiên họp thứ 34, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

    Theo tờ trình dự án luật, thực tiễn thi hành quy định về hoạt độnggiám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân trong hơn 10 năm qua bộc lộ không ít hạn chế như nhiều quy định về hình thức giám sát chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp như quy định về việc Quốc hội, hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, quy định Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định…, tin tức trên báo Vneconomy cho hay.

    Nhận xét về chất lượng của dự thảo luật, thông tin trên báoLao động cho biết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn: "Dự luật chưa mang tính tổng kết đánh giá, chưa nói được hiệu lực, hiệu quả của Luật Giám sát Quốc hội là như thế nào. Việc giám sát, các đoàn Quốc hội tổ chức rất rình rang, nhưng cuối cùng hiệu quả, hiệu lực đến đâu thì chưa rõ! Ngay cả việc giám sát việc trả lời đơn thư tố cáo cũng chưa hiệu quả. Tôi cũng nhiều lần muốn đề xuất nhưng bị “ách tắc”, vì đã có Luật Giám sát khống chế rồi. Muốn đổi mới thì phải thay đổi Luật Giám sát này, tuy nhiên khi trình ra thì tôi thấy thất vọng, việc sửa dự luật hầu như vẫn như cũ, đề nghị luật cần đổi mới tư duy giám sát, trong đó phải lấy hiệu quả làm đầu."

    Được dẫn lời trên báo Dân trí,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Đảng có giám sát, MTTQ có giám sát, HĐND cũng có giám sát, Quốc hội từ lâu cũng có có giám sát. Nhưng kết quả hiệu quả thực tế thế nào? Cần phải có quy định rõ ràng hơn để hoạt động giám sát hiệu quả hơn, chứ không chỉ chung chung, giám sát xong rồi để đó, không đề cập đến biện pháp xử lý thì sẽ không thực chất và không có tác dụng”.

    Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị dự thảo luật phải bổ sung các quy định cụ thể hơn. “Chủ yếu mới chỉ là liệt kê ra các hình thức giám sát, còn các quy định về giám sát chưa thấy đâu cả, chưa thấy có gì mới cả”, bà Ngân đánh giá.

    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng đề nghị nghiên cứu sâu để có các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát, bởi “ở các nước sau khi có kiến nghị giám sát mà không sớm giải quyết là sẽ có vấn đề, nhưng chúng ta cứ bình bình”.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-tich-quoc-hoi-giam-sat-rinh-rang-nhung-hieu-qua-thi-chua-ro-a79994.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan