Cầu Prek Tamak trơ phần chân được cho là không có móng sau khi bị xói mòn. |
Sideyning nói: "Theo kiểm tra của chúng tôi, không có vấn đề gì xảy ra với cây cầu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cho đội ngũ kỹ thuật kiểm tra thêm một lần nữa và xây dựng thêm phần kè bên bờ sông".
Ông Yeun Sarat, một chỉ huy lực lượng quân đội tại huyện Muk Kampul, cho biết Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải đã kiểm tra cây cầu sau đợt lở đất đầu tiên vào ngày 23/11 và kết luận cầu không gây nguy hiểm cho người lưu thông.
"Cầu có phần móng sâu 30m chứ không phải chỉ vài mét, nên mọi người không nên quá lo lắng", ông Sarat nói.
Buon Sokhorn, một người dân địa phương nơi có cầu hữu nghị Campuchia - Trung Quốc bắc qua sông cho biết nhiều người đã lo lắng khi phần chân cầu ngày càng lộ rõ. “Phần chân cầu lộ rõ phần bê tông bị xói món, Chúng tôi lo ngại người đi qua cầu có thể gặp phải tai nạn nếu lở đất vẫn còn tiếp diễn”.
Tập đoàn xây dựng Thượng Hải là đơn vị nhận trách nhiệm thi công cầu Prek Tamak nhưng hiện nay chưa thể liên hệ được với công ty này. Trong khi đó, người phát ngôn Cheng Hong Bo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cho hay ông không nắm thông tin về sự cố liên quan cây cầu này.
Cầu Prek Tamak trị giá 43,5 triệu USD, phần lớn trong số đó là vốn vay từ chính quyền Trung Quốc, được đưa vào sử dụng vào tháng 1/2011. Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải khởi công xây cây cầu này hồi tháng 6/2007. Đây là cây cầu hữu nghị Trung Quốc - Campuchia thứ ba được xây dựng.