+Aa-
    Zalo

    Cấp cứu bệnh nhân ở đảo, vùng sâu bằng máy bay quân sự

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bộ đội trên đảo, người dân vùng sâu xa bị thương nặng, cần chuyển gấp tới bệnh viện tuyến trên sẽ được vận chuyển bằng máy bay quân sự.

    (ĐSPL) - Bộ đội trên đảo, người dân vùng sâu xa bị thương nặng, cần chuyển gấp tới bệnh viện tuyến trên sẽ được vận chuyển bằng máy bay quân sự.

    Theo tin tức trên báo Dân trí, Bộ Quốc phòng vừa có Thông tư số 193/2016/TT-BQP ban hành Quy chế tổ chức vận chuyển cấp cứu người bị thương, bị bệnh trên các vùng biển, đảo, vùng sâu, vùng xa bằng máy bay quân sự.

    Theo đó, từ 11/1/2017, người bệnh bị thương, cấp cứu, bệnh cấp tính đe dọa tính mạng vượt khả năng cấp cứu, điều trị của cơ sở quân y, cần chuyển ngay về bệnh viện tuyến trên theo chỉ định của Cục trưởng Quân y sẽ được vận chuyển bằng máy bay quân sự.

    Trực thăng cứu người bị nạn. (Ảnh: Quân đội nhân dân)

    Báo VnExpress cũng đưa tin, quy định trên áp dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng đang làm nhiệm vụ, công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trên các vùng biển đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vùng sâu xa gặp khó khăn về phương tiện giao thông; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

    Khi có chỉ định vận chuyển người bệnh cấp cứu, người phụ trách cơ sở quân y tại Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 báo cáo tình trạng bệnh nhân với Giám đốc bệnh viện chủ quản, Chủ nhiệm quân y cấp trên tới Chủ nhiệm quân y Quân chủng Hải quân. Với các đảo gần bờ và vùng sâu, vùng xa, người phụ trách báo cáo với Chủ nhiệm quân y Quân khu hoặc Quân chủng, Chủ nhiệm quân y Binh đoàn 15, Binh đoàn 16.

    Các cấp có thẩm quyền nhận được tin cần báo cáo lại với Cục Quân y tình trạng người bệnh và đề nghị được vận chuyển cấp cứu bằng máy bay quân sự. Hình thức báo cáo bằng điện thoại trước, văn bản sau. Nếu thời tiết xấu hoặc gặp sự cố ảnh hưởng an toàn bay, tổ bay phải báo cáo ngay về Sở chỉ huy để được hỗ trợ.

    Đơn vị tổ chức vận chuyển cấp cứu gồm: Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Binh đoàn 18.

    Ngoài ra, Thông tư cũng nêu rõ, khi đón người bệnh và tổ hộ tống cấp cứu, tổ bay hướng dẫn vị trí cho người, vị trí triển khai các trang thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết và các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo để bảo đảm an toàn trong chuyến bay.

    Thành phần của tổ hộ tống cấp cứu, gồm: 1 bác sĩ tổ trưởng, 1 bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và 2 điều dưỡng viên. Lực lượng tham gia tổ hộ tống cấp cứu có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu cấp cứu người bệnh trong quá trình vận chuyển. Trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao phù hợp với việc hồi sức cấp cứu người bệnh trên máy bay.

    Trước đó, ngày 13/8, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động thủy phi cơ cùng kíp quân y ra huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đưa một công nhân bị thương nặng vào đất liền điều trị. Một số ca tương tự cũng được các đơn vị quân đội có lực lượng không quân đưa đi cấp cứu bằng máy bay quân sự.

    (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cap-cuu-benh-nhan-o-dao-vung-sau-bang-may-bay-quan-su-a173965.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan