Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một trong ba dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được đầu tư theo hình thức PPP do liên doanh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty 194 làm nhà đầu tư.
Dự án có tổng chiều dài 78,5km với tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với quy mô 4 làn xe, là công trình giao thông đường bộ cấp 1, công trình hầm cấp đặc biệt, thời gian thi công xây dựng 30 tháng.Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc Việt Nam, với tốc độ tối đa cho phép là 90km/h.
Các cụm thiết bị ITS và camera dọc tuyến được vận hành bằng năng lượng mặt trời, qua đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ, tiết giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Trên tuyến có 34 cầu, gồm 22 cầu trên đường cao tốc, 11 cầu vượt cao tốc và 1 cầu trên đường kết nối cao tốc với QL1 tại nút giao Du Long.
Tất cả các hạng mục cầu, đường trên tuyến đều đã được hoàn thiện, sẵn sàng đưa vào hoạt động. Trên tuyến có hầm núi Vung dài 2,25km, gồm 2 ống hầm mỗi ống 3 làn xe, bề rộng hầm 14m, giai đoạn 1 sử dụng ống hầm Phải. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là hầm dài thứ 4 cả nước sau các hầm Hải Vân, Đèo Cả và Cù Mông. Hầm núi Vung đã được Tập đoàn Đèo Cả đào thông 2 nhánh từ tháng 8/2023.
Tại nhánh hầm phải, công tác đào đạt, bê tông vỏ hầm đạt và bê tông mặt đường đã hoàn thiện. Hiện đang kết nối thiết bị trong hầm với trung tâm điều hành ngay cửa hầm phía Nam.
Giai đoạn 1 hầm núi Vung chỉ vận hành nhánh hầm phải. Hầm bên trái sử dụng vào mục đích thoát hiểm và cứu hộ cứu nạn trong tình huống khẩn cấp.
Quá trình triển khai Nhà thầu đã gặp rất nhiều khó khăn khi các điều kiện như: đại dịch Covid-19 (hầu như không thể triển khai thi công được do không huy động được nhân lực...), đường tiếp cận, địa chất thay đổi, khan hiếm vật liệu, dịch bệnh covid và biến động giá nhiên vật liệu, định mức một số hạng mục chưa phù hợp... xảy ra dẫn đến chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư dự án tăng hơn 10%.
Đặc biệt, địa chất tại Hầm Núi Vung thực tế sai khác rất nhiều so với hồ sơ thiết kế (một số vị trí có địa chất quá yếu...), các công trình cầu có trụ cao trên 50m..., quá trình thi công phát sinh khối lượng lớn đào phá đá nền đường (xuất hiện các đá mồ côi...) nên tại nhiều thời điểm dự án có nguy cơ không thể hoàn thành theo đúng kế hoạch.
Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, cùng với nỗ lực vượt khó của các Nhà thầu thi công đã từng bước khắc phục khó khăn, chủ động kiểm soát các hạng mục (hầm) là đường găng tiến độ của dự án, từ đó đề xuất các biện pháp chống đỡ, gia cố điều chỉnh, xây dựng lại tiến độ và tổ chức thi công khoa học và để bù đắp lại thời gian bị chậm do phải dừng thi công để thực hiện bổ sung các biện pháp chống đỡ, gia cố.
Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thi công cũng đã được các Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tháo gỡ, nguồn vốn tham gia dự án được huy động thành công theo mô hình 3P và là tiền đề cho triển khai cho các dự án theo mô hình PPP cho các dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư sau này trong thời gian tới. Đến nay dự án đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chỉnh phủ và các quy định của Hợp đồng dự án đã ký kết.