+Aa-
    Zalo

    Cảnh sát giao thông có được hoá trang đứng bắn tốc độ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc cảnh sát giao thông hoá trang để bắn tốc độ như vậy có đúng với các quy định của pháp luật hay không?

    (ĐSPL) - Việc cảnh sát giao thông hoá trang để bắn tốc độ như vậy có đúng với các quy định của pháp luật hay không?

    Theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ có quy định các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

    Bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

    Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

    Cảnh sát giao thông có được phép hoá trang để bắn tốc độ? (Ảnh minh họa)

    Như vậy, khi làm nhiệm vụ thì CSGT có quyền được mặc thường phục để bắn tốc độ nhưng phải đảm bảo các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư 65/2012/TT-BCA về thẩm quyền và điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

    Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

    Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều Điều 10 Thông tư 65/2012/TT-BCA.

    Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

    Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2012/TT-BCA phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

    Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong tổ hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi địa bàn được phân công. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

    Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp để luôn có sự phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

    Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trái quy định của pháp luật để sách nhiễu, phiền hà, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]OvXJV0akGj[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-sat-giao-thong-co-duoc-hoa-trang-dung-ban-toc-do-a109057.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.