+Aa-
    Zalo

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bị dị tật từ nhỏ, đôi chân bị khoèo, đôi tay không cầm nắm được vì bị liệt gân nhưng anh Phùng Văn Trường ngày ngày vẫn ngồi xe lăn dạy học miễn phí.

    (ĐSPL) - Bị dị tật từ nhỏ, đôi chân bị khoèo, đôi tay không cầm nắm được vì bị liệt gân nhưng anh Phùng Văn Trường (35 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) ngày ngày vẫn ngồi xe lăn dạy học miễn phí cho các em học sinh ở địa phương.

    Sinh ra là một bé trai khỏe mạnh nhưng lên 2 tuổi cậu bé Trường vẫn không thể đi được. Bàn chân, bàn tay không thể cầm nắm. Lớn thêm một chút vẫn không có dấu hiệu khả quan, bác Phùng Văn Mười (SN 1959, bố anh Trường) đưa con đi khắp nơi chữa chạy nhưng không có kết quả. Tới tuổi đi học, bác Mười đăng ký vào lớp 1 của xã, hàng ngày anh được bố và ông nội thay nhau đưa tới trường.

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng
    Dù viết chữ bằng miệng nhưng chữ viết của anh Trường rất đẹp.

    Theo bà Nguyễn Thị Năm (mẹ anh Trường, những năm cấp 1, anh Trường cố gắng tập đi nhưng cứ hễ bị vấp một vật gì đó anh lại bị ngã. Tới năm lớp 8, một phần vì khó khăn trên đường tới trường và các bạn đi học cũng đã tách lớp, không còn bạn hữu dìu đi nữa nên anh đã nghỉ học.

    Động lực lớn nhất giúp anh Trường viết được chữ là từ ngày chuyển ra nhà riêng năm 2010, bố mẹ mở quán bán tạp hóa nhỏ cho anh trông, nhưng mỗi khi phải ghi sổ kiểm hàng hay ghi nợ thì anh không viết được. Rồi nhìn mấy đứa cháu viết chữ xấu và học kém, anh bực vì không dạy được chúng, nghĩ vậy, anh quyết tâm tập viết bằng miệng.

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng
    Thường thì lịch học vào buổi trưa khoảng 10h đến 12h, buổi chiều 4h30 đến 6h30, có khi học đến 9h tối.

    Thời gian đầu rất khó khăn bởi phải dùng miệng làm chủ cây bút mà tất cả mọi người dùng bằng tay để viết, anh thấy khó chịu khi phải kẹp bút chì bé tẹo giữa hai hàm răng. "Cán bút bị hở khiến tôi liên tục chảy nước miếng, nôn ọe. Cổ tôi đau nhức vì không điều khiển được bút đưa lên đưa xuống. Chữ nguệch ngoạc, tôi định bỏ cuộc nhưng xem tivi, thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký viết chữ bằng chân, tôi lại cố gắng" - anh Trường nói.

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng
    Thầy giáo làm mẫu cho học sinh luyện chữ đẹp.

    Sau hai tháng kiên nhẫn rèn luyện, anh đã làm chủ được chiếc bút bằng miệng. Anh bắt đầu học theo những mẫu chữ trên sách và tự sáng tạo ra mẫu của mình. Lúc đã chủ động được chữ viết và nhiều người khen đẹp, anh gọi các cháu trong nhà đến để cùng rèn luyện. Dần dần, những đứa trẻ hàng xóm cũng kéo nhau tới học.

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng
    Thầy giáo còn sẵn lòng viết tặng chữ cho khách đến chơi.

    Em Hà Thị Phương (9 tuổi) học sinh lớp 3 kể: “Cháu học ở nhà bác Trường được hai năm rồi. Bác Trường viết chữ bằng miệng rất siêu và luyện chữ viết, dạy bài tập toán cho bọn cháu. Năm nào cháu cũng được học sinh giỏi và được cô giáo chọn đi thi vở sạch chữ đẹp.”

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng
    Lớp học của thầy giáo dạy chữ đặc biệt này không có giờ cố định, cứ sau mỗi giờ tan học ở trường, các em học sinh có thể đến bất kỳ lúc nào và học bao lâu tùy thích.

    Hàng ngày có hai ca học, ca trưa sau giờ tan học buổi sáng khoảng 10h, các em được rèn chữ, kiểm tra bài cũ ở trường, xong mới về ăn cơm. Ca chiều 16h30 sau khi tan học, tiếp tục rèn luyện tập viết, tập đọc và làm toán. Mỗi ca học như vậy không cố định, thời gian lưu động từ 1-2h tùy vào lượng bài vở và thời gian tan lớp của học sinh. Lớp có sĩ số 20 học sinh, từ lớp 1 đến lớp 5, chủ yếu sống tại thôn Nhân Lý.

    Cảm phục thầy giáo ngồi xe lăn viết chữ đẹp bằng miệng
    Giây phút trò chuyện vui vẻ giữa thầy và trò.

    Khi nhắc đến công việc dạy chữ cho các em nhỏ, anh Trường "không dám nhận mình là thầy giáo" mà cho rằng muốn truyền kiến thức cho các cháu thì mình phải làm gương. "Bọn trẻ thấy tôi viết chữ đẹp bằng mồm thì thích lắm. Cũng giống như bài học đạo đức, mình mà viết xấu thì không hướng dẫn chúng được. Có khi bọn trẻ lại bảo, bác còn chẳng viết được mà lại bắt cháu viết đẹp", anh Trường nói. Phần lớn học sinh tìm đến đây thường có học lực trung bình. Không ít em trước khi vào lớp 1 còn được cô giáo khuyên nên đến "bác Trường" luyện chữ trước.

    Hiện tại, công việc dạy học chiếm phần lớn thời gian của anh. Ngoài hướng dẫn các cháu học, anh tranh thủ bán hàng kiếm thêm tiền nuôi con nhỏ mới sinh. Chia sẻ về gia đình riêng, anh hạnh phúc ôm con trai 4 tháng tuổi vào lòng và khoe bà xã hơn mình 5 tuổi.

    Huyền Nguyễn

    Xem thêm clip nghiêm cấm dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ mầm non:

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cam-phuc-thay-giao-ngoi-xe-lan-viet-chu-dep-bang-mieng-a23225.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cảm nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Cảm nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp MS090: "Cảm nghĩ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp" của tác giả Trần Thị Ngọc Luyến (Phụng Thượng - Phúc Thọ - TP. Hà Nội).