+Aa-
    Zalo

    Cách chữa bệnh trĩ triệt để không cần phẫu thuật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến, thường gặp trong cộng đồng với những biểu hiện và mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng.

    Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến, thường gặp trong cộng đồng với những biểu hiện và mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng.

    Từ xa xưa các cụ nhà ta đã nói: ‘thập nhân cửu trĩ’, hiểu nôm na là cứ 10 người thì có tới 9 người mắc bệnh trĩ. Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy có tới 60%-70% dân số ở tuổi trưởng thành mắc bệnh trĩ, gặp cả ở nam và nữ. Trẻ em tuy ít gặp nhưng vẫn có thể mắc bệnh. Các biểu hiện của bệnh trĩ: đau rát khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, búi trĩ sa ra ngoài,….Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, trở thành nỗi ám ảnh thường trực. Tuy vậy người bệnh có tâm lý coi bệnh trĩ là một bệnh tế nhị nên ngại: ngại khám, ngại thổ lộ, ngại chia sẻ và dấu bệnh. Do đó việc điều trị trở nên khó khăn, bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng.

    Bệnh trĩ có bản chất là sự suy giãn thành mạch của ống hậu môn trực tràng. Búi trĩ chính là các búi mạch máu vùng ống hậu môn trực tràng gồm cả động mạch và tĩnh mạch. Do đó bệnh trĩ có biểu hiện: ra máu và đau rát khi đi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài,…Các nguyên nhân của bệnh trĩ: rượu bia, táo bón, lao động nặng,…Phụ nữ mắc trĩ trong và sau quá trình mang thai, sinh đẻ. Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội được phân thành 4 độ:

    - Độ 1: búi trĩ chảy máu chưa sa ra ngoài

    - Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài tự co lên

    - Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài phải đẩy lên

    - Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, thành chùm

    Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng đối với trĩ độ 4, điều trị nội khoa thất bại,…Sau phẫu thuật điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân đau đớn kéo dài, chậm liền vết mổ và có những biến chứng phức tạp như: hẹp hậu môn, chảy máu vết mổ, nhiễm trùng,…Do đó người bệnh thường lựa chọn các biện pháp không hoặc ít xâm lấn như dùng thuốc, tiêm xơ, thắt trĩ bằng vòng,…nhưng không biết khi nào? Mức độ nào thì nên điều trị có hiệu quả nhất.

     Điều trị bằng thuốc : thuốc uống, thuốc ngâm và bôi,….cả đông y và tây y có tác dụng hỗ trợ, làm mềm phân chống táo bón và ổn định thành mạch tạm thời. Do vậy chỉ dùng đối với trường hợp trĩ nhẹ, mới mắc, trĩ nội độ 1 và 2: búi trĩ sa ra ngoài tự co lên, đi đại tiện ra máu ít,…Đối với trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp độ 3-4: mắc đã lâu, đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu,….dùng các loại thuốc uống và ngâm bôi chỉ có tác dụng hỗ trợ, không hiệu quả.

     Các biện pháp không dùng thuốc như chế độ sinh hoạt, chế độ ăn,…đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trĩ. Người bệnh cần hạn chế rượu bia, kiêng các chất chua cay, ăn nhiều rau, uống đủ nước để tránh táo bón. Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng chống táo bón rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Hơn nữa đây là một vị thuốc nam dễ kiếm, rất rẻ. Nếu người bệnh có các bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, hội chứng ruột kích thích,…cần được điều trị ổn định. Trong lao động và sinh hoạt nên hạn chế mang vác nặng, ngồi hay đứng lâu cũng nên tránh, không nên ngồi xổm,…

     Tiêm xơ búi trĩ hiện nay được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì rẻ, khá an toàn. Trong nước cũng có rất nhiều cơ sở triển khai kỹ thuật tiêm xơ búi trĩ. Tiêm xơ búi trĩ sử dụng các thuốc tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ để gây viêm và xơ hóa teo búi trĩ  tạm thời. Các thuốc dầu như Phenol, Glycerol(PG60), cồn y tế, huyết thanh,….Tiêm xơ búi trĩ chỉ hiệu quả đối với trĩ nhẹ, mới mắc, trĩ nội độ 1-2. Đối với trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp độ 3-4: trĩ mắc lâu, búi trĩ sa ra ngoài, đại tiện ra máu,…tiêm xơ ít có hiệu quả.

     Hiện nay phẫu thuật không còn là biện pháp duy nhất điều trị bệnh trĩ triệt để. Ứng dụng kỹ thuật tiêm teo triệt mạch búi trĩ: búi trĩ teo hoàn toàn sau một lần tiêm, điều trị bệnh trĩ trở nên nhẹ nhàng đơn giản. Thạc sỹ Bác sỹ Nguyễn Minh Ngọc, chuyên khoa trĩ và hậu môn trực tràng, Bệnh viện y học cổ truyền cho biết:

    ‘ Sau mỗi ca mổ trĩ, bệnh nhân rất đau đớn, chảy máu kéo dài, hẹp hậu môn,… phải theo dõi điều trị hàng tháng, khiến người bác sỹ rất trăn trở. Điều trị bằng kỹ thuật tiêm teo triệt mạch, bệnh nhân không còn phải chịu đựng đau đớn, biến chứng như phẫu thuật. Sau tiêm bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi 30 phút có thể về được luôn, búi trĩ teo hoàn toàn trong 7-10 ngày. Bác sỹ sẽ theo dõi cho người bệnh đến khi ổn. Khác với tiêm xơ phải tiêm nhiều lần không triệt để, phương pháp tiêm teo triệt mạch chỉ phải tiêm một lần, búi trĩ mất nuôi dưỡng sẽ tự teo hết.’ 

    Với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại bệnh viện đầu nghành điều trị bệnh trĩ của toàn quốc, Thạc sỹ Bác sỹ Nguyễn Minh Ngọc đã ứng dụng kỹ thuật tiêm teo triệt mạch chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân trĩ trong và ngoài nước ở mọi mức độ kể cả trĩ độ 3-4, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại phức tạp,…không để lại biến chứng.

    Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin liên hệ:

    Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Minh Ngọc

    Chuyên khoa trĩ và hậu môn trực tràng – Bệnh viện y học cổ truyền

    Số điện thoại: 0366237664

    Facebook: Dr Ngọc chuyên khoa trĩ

    https://www.facebook.com/dongydieutri/

    Website: bacsychuyenkhoatri.com

    Giang Nam

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chua-benh-tri-triet-de-khong-can-phau-thuat-a296788.html
    Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi

    Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi

    Lá ổi được biết đến là một loại thảo dược tự nhiên có vị chát, lành tính, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng rửa các vết thương rất tốt...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi

    Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi

    Lá ổi được biết đến là một loại thảo dược tự nhiên có vị chát, lành tính, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng rửa các vết thương rất tốt...

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    Bệnh trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân ra sao? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.