+Aa-
    Zalo

    Bệnh trĩ ngoại là gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân ra sao? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

    Cùng với trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại được coi là một trong những căn bệnh đường ruột phổ biến với tỷ lệ bệnh nhân ngày càng tăng nhanh không phân biệt nam hay nữ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trĩ ngoại được coi là không nguy hiểm bằng trĩ nội và trĩ hỗn hợp, tuy nhiên nếu để tình trạng bệnh kéo dài thì những biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy, bệnh trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân ra sao? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.  

    Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại là gì?

    Trĩ ngoại là hiện tượng vùng da tại các nếp gấp hậu môn bị căng phồng và sưng lên do các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm. Trĩ ngoại xuất phát từ bên dưới đường lược.

    Theo tài liệu y khoa, bệnh trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ theo với những triệu chứng điển hình như sau:  

    • Trĩ độ 1: Xuất hiện các búi trĩ thò ra bên ngoài hậu môn nên có cảm giác bị cộm, hơi vướng.

    • Trĩ độ 2: Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn phát triển thành búi trĩ.

    • Trĩ độ 3: Bệnh phát triển nặng hơn khi các búi trĩ trở nên to hơn và gây tắc hậu môn.  Đại tiện khó khăn, đau rát và chảy máu.

    • Trĩ độ 4: Búi trĩ lớn, bị viêm nhiễm không chỉ gây vướng víu, đau rát khó chịu thường xuyên mà còn gây ngứa ngáy ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của người bệnh.

    Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại là gì?

    Cũng giống như trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại được hình thành chủ yếu do những nguyên nhân nhân sau: 

    + Mắc bệnh trĩ do thói quen ngồi lâu, ít vận động

    Nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân lắp ráp,...do tính chất đặc thù của công việc mà họ phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít được vận động khiến lực dồn nén lên hậu môn ngày càng lớn từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

    + Mắc bệnh trĩ do thói quen ăn uống chưa đúng

    Lười uống nước, lười ăn hoa quả và các thực phẩm giàu chất xơ nhưng lại thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích, ăn các đồ chiên, thức ăn nhanh,...khiến bạn dễ bị táo bón và có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.

    + Phụ nữ mắc bệnh trĩ do mang thai và sinh nở

    Trong thời gian mang thai, kích thước bào thai tăng lên không ngừng từ đó tạo sức ép lên tĩnh mạch ở vùng chậu, làm cản trở sự lưu thông máu và khiến các mạch máu khu vực hậu môn trực tràng bị phình to gây trĩ. Lượng progesterone tăng cao cùng với sự phát triển của thai nhi cũng là một trong những nguyên nhân khiến các khối tĩnh mạch trực tràng phình to gây trĩ nội.

    + Co giãn cơ vòng hậu môn 

    Nguyên nhân này thường ít gặp ở người trẻ mà ngược lại chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi do những đối tượng này sức khỏe yếu, cơ thể thường xuyên bị suy nhược hoặc có tiền sử phẫu thuật hậu môn khiến cho cơ vòng hậu môn bị giãn và lòi búi trĩ ra ngoài.

    Biến chứng của bệnh trĩ ngoại là gì?

    Nếu không điều trị kịp thời, búi trĩ ngoại sẽ phát triển và gây nên những biến chứng nguy hiểm như: 

    • Gây thiếu máu

    Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ. Mỗi lần đi đại tiện, người bệnh sẽ thấy phân có lẫn thêm chút máu. Bệnh kéo dài, lượng máu có thể ra nhỏ giọt hoặc chảy thành tia dẫn đến thiếu máu

    • Gây viêm nhiễm, bội nhiễm vùng hậu môn

    Bệnh trĩ ngoại khiến vùng hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, máu. Đây là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây nên các bệnh viêm nhiễm quanh hậu môn

    • Giảm ham muốn tình dục

    Tình trạng ngứa ngáy, tiết dịch mủ có mùi hôi và cảm giác đau đớn xuất hiện liên tục ở búi trĩ khiến người bệnh luôn sống trong tâm trạng nặng nề và khó chịu, mặc cảm. Bệnh kéo dài khiến người bệnh mất đi những ham muốn tình dục đời thường, ngại gần gũi với người bạn đời.

    • Gây ung thư trực tràng

    Bệnh trĩ ở giai đoạn 3 và 4 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng gây ung thư hậu môn- trực tràng.

    Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại 

    Đối với những trường hợp trĩ độ 1, 2 thì phương pháp điều trị thường là nội khoa. Thuốc được chỉ định là các loại thuốc tây y chuyên khoa đặc hiệu dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Đồng thời, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.

    Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ từ độ 3 trở lên, các bác sỹ cho biết cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, hoặc thắt búi trĩ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp ngày càng hiện đại cho hiệu quả điều trị cao và an toàn, nhanh chóng

    Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ ngoại , các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên kết hợp với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, luôn vận động nhẹ nhàng tránh nhịn đại tiện, tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi ngày để chống viêm nhiễm,…

    Lời khuyên tốt nhất dành cho người bệnh là ngay khi có những biểu hiện bất thường là tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Mọi thông tin thắc mắc về Bệnh trĩ xin gọi hotline: 03.59.56.52.52 – Website: chuabenhtri.vn hoặc Tư vấn miễn phí tại link chat này .

    Nguyễn Trang

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-tri-ngoai-la-gi-a289834.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tại sao trẻ em bị bệnh trĩ?

    Tại sao trẻ em bị bệnh trĩ?

    Nhiều người vẫn lầm tưởng, trĩ là bệnh của người lớn nhưng thực tế điều trị bệnh trĩ tại các bệnh viện, phòng khám hiện nay lại chứng minh rằng: tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở trẻ