+Aa-
    Zalo

    Cách bảo vệ cơ thể bạn vào mùa đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mùa đông ngày ngắn, đêm dài và lạnh, chúng ta hay bị mắc bệnh cúm, cảm lạnh, đó là chưa kể do thời tiết và ăn mặc nhiều quần áo nên cũng ít vận động hơn.

    (ĐSPL) – Mùa đông ngày ngắn, đêm dài và lạnh, chúng ta hay bị mắc bệnh cúm, cảm lạnh, đó là chưa kể do thời tiết và ăn mặc nhiều quần áo nên cũng ít vận động hơn.

    Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về cách bạn nên làm gì để tránh cúm, chế độ ăn uống và tập thể dục nhằm giữ gìn tốt sức khỏe vào mùa đông.

    1. Phòng tránh và điều trị cúm


    Cách đơn giản nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine. Y học hiện đại đã có đầy đủ vaccine cho các loại cúm.

    Nhưng nếu bạn chưa có điều kiện để tiêm phòng cúm cũng chẳng sao, bởi đã có sẵn các loại thuốc chữa trị cúm. Khi bị nhiễm cúm, bạn đừng chủ quan nghĩ rằng nó đơn giản và vẫn đi làm như bình thường. Bởi nếu làm vậy, bạn đã góp phần khiến nó lây nhiễm rộng ra cho những người xung quanh.

    Hãy tăng lượng nước uống của bạn để đền bù cho sự mất nước của cơ thể qua hơi thở của bạn hoặc do đổ mồ hôi. Những cơn đau nhức cơ bắp và run rẩy chỉ là tác dụng phụ do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại virus. Cách chữa cúm tốt nhất là điều trị triệu chứng của nó để tránh dẫn đến bị nhiễm khuẩn và thành viêm nhiễm. Ví dụ ngạt mũi thì bạn dùng thuốc thông mũi, ho thì uống thuốc, khản tiếng dùng viêm ngậm… hãy hỏi dược sĩ của bạn để có những tư vấn tốt nhất.

    2. Chế độ ăn uống phù hợp

    Mùa đông lạnh khiến bạn ăn ngon miệng hơn. Những loại bánh, thịt nướng, đồ chiên… được ưa chuộng. Và đó là nguyên nhân khiến mọi người hầu hết đều tăng cân không nhiều thì ít.


    Điều này dường như chẳng có gì, thậm chí có nhiều người còn cho rằng béo sẽ chống lạnh tốt hơn. Nhưng nếu bạn không kiểm soát thì nó sẽ tích tụ từ năm nay qua năm khác và đến lúc bạn sẽ thấy mình khó mà giảm cân được.

    Mùa đông cũng là thời gian mà chúng ta có nhiều khả năng bị cảm lạnh và cảm cúm do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một khi thiếu các chất dinh dưỡng như protein, kẽm, selen, đồng, sắt và các vitamin (A, C, E, D và các vitamin B) sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch nên cách tốt nhất để bảo vệ mình là ăn nhiều loại thực phẩm để ngăn chặn vi trùng.


    Những củ quả có màu sắc rực rỡ như ớt đỏ, cà rốt, bí đỏ, xoài rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, vì vậy nếu bạn thấy mình thèm một món ngọt, hãy lựa chọn ăn trái cây khô thay thế. Thèm bánh thì ăn hoa quả ngọt dầm với sữa chua không béo. Những loại hạt ướp muối cung cấp nhiều vitamin E, kẽm và selen.

    Những món ăn như thịt hầm và súp, mì ống, gạo lức và các loại đậu, thịt nạc, cá có nhiều protein nên sẽ làm bạn có cả giác no lâu hơn. Chúng là những lựa chọn tốt cho thời tiết lạnh.

    Những loại cá có dầu như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu… cung cấp nhiều axit béo omega 3 và vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mùa đông là mùa chúng ta ít phơi nắng cho nên hầu hết mọi người đều thiếu vitamin D vào mùa này.

    Dù buổi sáng rất khó rời khỏi chăn ấm, bạn cũng nên dậy và ăn bữa sáng đúng giờ. Bỏ qua bữa ăn sáng bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn những người thường xuyên ăn sáng đầy đủ. Bởi bữa ăn sáng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho một hệ thống miễn dịch hpajt động hiệu quả trong suốt cả ngày.

    Cuối cùng, chúng ta thường uống ít nước trong những tháng lạnh nhất và bị mệt mỏi dẫn đến thích ăn vặt. Trà thảo dược, có hàm lượng calo thấp, sô cô la nóng và đồ uống mạch nha được đề cử là những thức uống tuyệt vời nhất cho mùa đông.

    3. Vận động vào mùa đông


    Có lẽ yếu tố lớn nhất ngăn cản mọi người tập thể dục trong thời tiết lạnh là suy nghĩ của họ. Nếu thời tiết bên ngoài lạnh đi, cơ bắp của chúng ta dường như thắt chặt hơn khiến cho những cơn đau cơ do vận động khó chịu hơn lúc trời ấm áp. Nhưng thật ra những điều này chỉ xảy ra khi bạn không muốn và cũng không chuẩn bị đầy đủ để thích hợp với việc vận động khi trời lạnh.

    Cơ thể chúng ta cần được chăm sóc và dành sự chú ý nhiều hơn vào mùa thu, đông. Khi khởi động, hãy làm một cách nhẹ nhàng, hạ thấp cường độ các bài tập mà bạn vẫn hay làm để cho máu lưu thông, cơ bắp dần thả lỏng và tâm lý có điều chuẩn bị. Sau đó, bạn có thể tập luyện như bình thường.

    Nhiều người nghĩ rằng vận động vào mùa đông cơ thể không quá nóng như mùa hè, ít mất mồ hôi hơn do đó không cần uống quá nhiều nước. Nhưng điều này không đúng, khi vận động, cơ thể bạn vẫn mất rất nhiều nước thông qua mồ hôi (chẳng qua chúng dễ dàng khô nhanh hơn trời nóng), hơi thở và nước tiểu.

    Quần áo tập luyện vào mùa này nên mặc hai lớp, lớp trong cùng có độ thấm hút cao. Không nên mặc quá ấm áp sẽ bất lợi cho việc tập luyện.

    Nếu tập ngoài trời, hãy che miệng và mũi lại để tránh hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi, bảo vệ lá phổi của bạn.

    Găng tay dùng cho tập luyện nên là loại hở ngón thay vì bọc kín mít để cho nhiệt độ cơ thể tản bớt.

    Có điều cần chú ý, việc tập luyện vào buổi sáng, khi bạn rời giường, thay đồ tập, sự chênh lệch nhiệt độ khiến bạn dễ cảm lạnh. Do vậy nên ủ ấm quần áo trước khi thay đồ.

    Việc tập luyện ngoài trời vào mùa lạnh khô cũng nên dành sự chú ý cho làn da của bạn. hãy dùng son dưỡng môi trước khi tập thể dục, và dầu bôi trơn vào những phần da tiếp xúc với dụng cụ tập.

    Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng của chính phủ Việt Nam ban hành năm 2016, chương 4, điều 26 quy địng về trách nhiệm của cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và của người được tiêm chủng ghi rõ:

    1. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ phải đăng ký tiêm chủng cho trẻ sau khi sinh hoặc khi đi tiêm chủng lần đầu và đưa trẻ đi tiêm chủng theo quy định.

    2. Các đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng chủ động đăng ký tiêm chủng với cơ sở y tế tại địa phương và đi tiêm chủng đầy đủ theo quy định.

    3. Phối hợp, tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi thực hiện tiêm chủng và theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.

    4. Khai báo đầy đủ, trung thực các thông tin về tình trạng sức khỏe trong thời gian tiêm chủng và sau khi tiêm chủng.

    5. Phải thực hiện tiêm chủng trong trường hợp có chỉ định về chuyên môn.

    6. Lưu giữ, bảo quản sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân. Cung cấp thông tin về việc tiêm chủng của trẻ cho cơ sở giáo dục quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này khi có yêu cầu.

    * Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    MINH MINH (Theo Telegraph)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-bao-ve-co-the-ban-vao-mua-dong-a169929.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan