+Aa-
    Zalo

    Các nước trên thế giới duy trì chế độ biên chế với giáo viên ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dù các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về chế độ dành cho giáo viên, song nhìn chung nghề giáo thường được chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài.

    Dù các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về chế độ dành cho giáo viên, song nhìn chung nghề giáo thường được chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài.

    Trên thế giới, đa số các quốc gia cho phép kí hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc xếp giáo viên vào biên chế công vụ. Có điều trước khi được tuyển dụng, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và phải trải qua giai đoạn tập sự trước khi được chính thức công nhận. Thời gian tập sự có thể dao động từ 1 năm (Áo, Nhật Bản, Indonesia …) cho đến từ 3-5 năm (Đức, Trung Quốc …).

    Việc các trường chỉ kí hợp đồng ngắn hạn và cho phép học sinh đánh giá giáo viên, dẫn đến giáo viên phải “lụy” học trò, cho điểm cao mà không suy xét, khiến chất lượng đào tạo giảm sút và ảnh hưởng đến tự do học thuật.

    Tại các nước châu Âu (EU), giáo viên các trường công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước chứ không phải từ nguồn học phí.

    Giáo viên thường được coi là viên chức như tại Anh quốc (được tuyển dụng và kí kết hợp đồng làm việc - với mức độ ổn định cao hơn hợp đồng lao động thông thường), thậm chí công chức (như tại Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan …) hay có chế độ tương đương công chức (như tại Đan Mạch).

    Nghề giáo thường được các nước chú trọng đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Ảnh minh hoạ.

    Một số quốc gia như Phần Lan hay Ba Lan lại kết hợp giữa chế độ hợp đồng lao động và biên chế viên chức, công chức để áp dụng cho giáo viên. Để đảm bảo giáo viên tập trung vào chuyên môn và duy trì tự do học thuật, các nước EU đều quy định mức lương tối thiểu cho giáo viên tương ứng với trình độ.

    Lương của giáo viên được tăng theo thang, bảng lương, hoặc theo ngạch, bậc công chức, viên chức do Chính phủ quy định.

    Riêng tại Pháp, lương giáo viên được trả theo nhiều yếu tố. Phụ cấp của giáo viên được bổ sung theo nhiều điều kiện như thâm niên, trình độ, khu vực làm việc … để khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ hay xung phong đến các vùng khó khăn, cách trở về địa lý. Các giáo viên kiêm nhiệm việc quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó …) được hưởng thêm phụ cấp chức vụ.

    Mặt bằng lương của giáo viên các nước EU thuộc vào loại cao trên thế giới. Điển hình là Luxembourg (tối đa 137.000 USD/năm), Đức (tối đa 84.000 USD/năm), Bỉ (tối đa 76.000 USD/năm), Hà Lan (tối đa 66.000 USD/năm), theo điều tra của OECD năm 2017.

    Tại Mỹ, mặc dù giáo dục tư nhân phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên hệ thống trường công lập vẫn được duy trì để đảm bảo phổ cập giáo dục. Ở Mỹ, Bộ Giáo dục Mỹ chủ yếu làm nhiệm vụ xây dựng chính sách và nghiên cứu. Các trường được giao quyền tự chủ rộng rãi, bao gồm cả trong tuyển dụng nhân sự. Giáo viên có chế độ lương cao, lên đến 67.000 USD/năm, thuộc vào top đầu của khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (theo khảo sát đăng trên tờ Business Insider năm 2017).

    Về chế độ cho giáo viên, xu thế chung tại Mỹ là gia tăng việc ký các hợp đồng ngắn hạn, thay cho hợp đồng vĩnh viễn (tự động gia hạn qua các năm, tương tự như biên chế viên chức). Tuy nhiên, tại Mỹ cũng có nhiều ý kiến phê phán chính sách sử dụng giáo viên như thế này. Bởi lẽ hợp đồng vĩnh viễn là cơ chế đảm bảo quyền tự do học thuật trong nhà trường. Giáo viên không thể bị sa thải, trừ khi bị kỉ luật vì vi phạm nghiêm trọng, hay nhà trường bị phá sản.Do đó họ sẽ yên tâm để tập trung vào chuyên môn giảng dạy.

    Ở khu vực Đông Bắc Á, địa vị của giáo viên cũng rất được coi trọng. Giáo viên ở Nhật Bản là viên chức Nhà nước, được kí hợp đồng làm việc dài hạn, ngoài chế độ lương theo ngạch, bậc còn được hưởng các loại phụ cấp đặc thù. Thu nhập của giáo viên vào loại khá trong xã hội.

    Còn tại các nước Đông Nam Á, cơ chế sử dụng giáo viên cũng rất đa dạng. Philippines và Singapore coi giáo viên như nhân viên công vụ, ăn lương theo ngạch bậc và có thể bổ nhiệm dài hạn.

    Đào Vũ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nuoc-tren-the-gioi-duy-tri-che-do-bien-che-voi-giao-vien-ra-sao-a192765.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan