+Aa-
    Zalo

    Cá đông cứng trong tủ lạnh -100 độ C vẫn bơi tung tăng sau vài phút ngâm nước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những ngày gần đây, nhiều cư dân mạng chia sẻ một đoạn video ghi lại cảnh tượng con cá đông lạnh bất ngờ hồi sinh sau khi được thả xuống nước.

    Những ngày gần đây, nhiều cư dân mạng chia sẻ một đoạn video ghi lại cảnh tượng con cá đông lạnh bất ngờ hồi sinh sau khi được thả xuống nước.

    Qua hình ảnh trong video, có thể thấy một con cá đã bị đóng băng được lôi ra từ trong tủ lạnh với nhiệt độ khoảng -100 độ C. Tiếp đó, nó được thả xuống một chậu nước với nhiệt độ bình thường và có một con cá khác đang tung tăng bơi lội.

    Sau khoảng vài phút chờ đợi, lớp băng trên người con cá đông lạnh dần tan đi. Kiên nhẫn chờ đợi thêm chút nữa, người ta lại được thấy một cảnh tượng vô cùng khó tin: con cá tưởng chừng đã chết từ lâu ấy bắt đầu cử động. Rồi giống như vừa hồi tỉnh sau một giấc ngủ dài, con cá đã dần lấy lại được năng lượng và thỏa thuê bơi xung quanh chậu nước trước những tiếng trầm trồ của đám đông.

    Đoạn video gây sốt: Cá đóng băng trong tủ lạnh -100 độ C hồi sinh, bơi tung tăng sau vài phút ngâm nước - Ảnh 2.

    Thế nhưng, kỳ thực thì công nghệ khiến cá đông lạnh hồi sinh như thế này đã từng được các chuyên gia Trung Quốc giới thiệu trong buổi Hội chợ Ngư nghiệp Quốc tế Thượng Hải năm 2011.

    Được biết, việc vận dụng nhiệt độ thấp để đông lạnh cá sống một cách nhanh chóng sẽ không phá hủy tế bào của nó. Và trong vòng 7 ngày sau đó, chỉ cần thả con cá vào một chậu nước thì nó sẽ "hồi sinh" sau khoảng 10 phút.

    Tuy nhiên, công nghệ đông lạnh đặc biệt này hiện mới chỉ được ứng dụng trong việc bảo quản thịt và hoa quả tươi chứ chưa được dùng để "hồi sinh" cá rộng rãi. Hơn nữa, cá đông lạnh được hồi sinh cũng sẽ dần mất đi sự sống cũng như độ tươi ngon vốn có.

    Đoạn video gây sốt: Cá đóng băng trong tủ lạnh -100 độ C hồi sinh, bơi tung tăng sau vài phút ngâm nước - Ảnh 3.

    Một số chuyên gia cho biết, trong cơ thể của các loài cá sống ở khu vực hàn đới đều chứa một dạng protein chống đông lạnh mang tên Antifreeze Protein (AFP). AFP đã được sử dụng để ngăn chặn việc hình thành, phát triển của các tinh thể băng giá trong cơ thể sinh vật, nhằm bảo vệ tế bào không bị đóng băng dẫn đến cái chết đau đớn.

    Khi quá trình này diễn ra, cơ thể cá sẽ tạm thời rơi vào trạng thái ngủ đông, giảm quá trình trao đổi chất tới 90%. Sau đó, chỉ cần làm tan băng ở thành tế bào, các tế bào sẽ sống lại với tổn hại rất nhỏ.

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ca-dong-cung-trong-tu-lanh--100-do-c-van-boi-tung-tang-sau-vai-phut-ngam-nuoc-a206572.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan