+Aa-
    Zalo

    "Bóng ma" thực phẩm "ngậm" hóa chất: Ăn gì hôm nay?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- "Nếu tiềm lực kinh tế không cho phép mua những loại thực phẩm đắt, hãy tiết kiệm bằng cách mua ít, ăn ít nhưng chất lượng còn hơn mua rẻ, ăn nhiều"

    (ĐSPL)- "Nếu tiềm lực kinh tế không cho phép mua những loại thực phẩm đắt, hãy tiết kiệm bằng cách mua ít, ăn ít nhưng chất lượng còn hơn mua rẻ, ăn nhiều mà rước bệnh vào người:, PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh-Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ.

    PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh- Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội). 

    PV: Thưa ông! Ông nghĩ gì về thực trạng ngày càng có nhiều loại thực phẩm thiết yếu bị làm đẹp, làm tươi bằng hóa chất công ngiệp?

    PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh: Thực phẩm làm đẹp bằng hóa chất nếu ở những nhà máy lớn thì thường được dùng những hóa chất đã được kiểm soát, kiểm tra của Bộ y tế về nồng độ và tính chất độc hại trên mỗi sản phẩm nên không đáng ngại. Còn những loại thực phẩm được chế biến mang tính nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình hoặc mang tính chất thời vụ, những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ  mới là thứ đáng lo. Nhưng có đôi khi người bán mua cả bao lớn về sau đó chia thành từng bao nhỏ để bán lẻ. Hình thức bán kiểu này sẽ có lãi hơn nhưng lại khiến người tiêu dùng hoang mang vì không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.   

    Tuy nhiên người tiêu dùng nên biết rằng những loại hóa chất mua trên thị trường không rẻ, đặc biệt là những loại thuốc nhuộm sử dụng trong vải, quần áo nên người sản xuất đôi khi vì lợi nhuận mà họ không dám dùng liều. Cho nên giữa cái thực và cái hư khiến người tiêu dùng không kiểm soát được gây ra lo lắng cho sức khỏe.

    [mecloud]IEmFePw1cx[/mecloud]

    PV: Nhiều người nghĩ chỉ có đồ Trung Quốc hay đồ giá rẻ mới có hóa chất. PGS nghĩ gì về những suy nghĩ này?

    PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh: Vừa qua Việt Nam vẫn nhập mấy tỷ hàng hóa của Trung Quốc với đầy đủ các mặt hàng nhưng không phải hàng nào của Trung Quốc cũng độc hại.  Đồ Trung Quốc có nhiều loại tốt trên thị trường và được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Nhiều khi chính người Việt Nam lại hại người Việt. Nhất là dân buôn bán đều sang Trung Quốc lấy hàng rẻ, hàng hỏng, hàng ôi thiu mà người Trung Quốc đã vứt bỏ về Việt Nam bán. Tham rẻ và trên hết là vì lợi nhuận mà không hề có ý thức rằng trước hết phải bảo vệ cho chính mình sau là cho đât nước mình.

    Có nhiều người tiêu dùng thường hay dùng liều như thực phẩm tươi sống phải mua buổi sáng, nhưng đến mãi buổi chiều muộn khi thực phẩm đã ôi, thiu, rính bụi bẩn mới mua. Nên chính sự tùy tiện của nhiều người cũng mang đến những căn bệnh không mong muốn từ thực phẩm.

    PV: Thưa ông! Những loại hóa chất công nghiệp dùng trong thực phẩm có hại như thế nào tới sức khỏe con người.

    PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh: Trước hết phải biết nguồn gốc của loại hóa chất đó là gì. Nếu những loại mà đã cấm dùng trong thực phẩm rồi nhưng người sản xuất vẫn cố dùng liều như có thể làm cho sợi bún dai, thịt dai phải dùng hàn the thì mới đáng ngại. Còn những loại hóa chất tạo màu giá rẻ dùng khá phổ biến trên các loại nước uống, bánh kẹo chỉ cần dùng với số lượng nhỏ thôi là đã tạo ra được một loại màu cho thực phẩm.

    Những loại này được kiểm soát và cho phép dùng ở một lưu lượng nhất định thì sẽ không nguy hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sử dụng quá mức cho phép sẽ vô cùng độc hại, nó sẽ thẩm thấu qua thành ruột gây lên những bệnh về rối loạn tiêu hóa, lâu dần sẽ bị ung thư đại tràng. Đặc biệt là những loại thuốc nhuộm dùng trong vải, trong quần áo, ngành in, ngành sành sứ. Loại hóa chất này có thể gây viêm da, viêm phổi, dị ứng, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.

    Thực phẩm sử dụng hóa chất công nghiệp không được kiểm soát người tiêu dùng sẽ dễ rước họa vào thân.

    PV: Trước những hoang mang, lo lắng của người tiêu dùng rằng không biết ăn gì cho đảm bảo sức khỏe. Ông có lời khuyên như thế nào để người tiêu dùng yên tâm sử dụng thực phẩm an toàn.

    PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh: Trước hết người tiêu dùng cần chú ý và tránh xa các nhà sản xuất có quy mô nhỏ, quy mô gia đình. Vì không bao giờ họ công bố chất lượng sản phẩm hay sử dụng hàm lượng bao nhiêu cho người tiêu dùng biết. Vì thế nên lựa chọn những mặt hàng chính hãng có thương hiệu, có uy tín, đóng gói cẩn thận, có đầy đủ nhãn mác trên sản phẩm. Những mặt hàng này độ tin cậy rất cao, được nhà nước kiểm tra nghiêm ngặt, thậm chí được các nhà khoa học kiểm nghiệm trước khi quyết định cho ra thị trường. Tuy nhiên cũng có trường hợp những sản phẩm được nhà nước kiểm tra rồi nhưng vẫn gây độc hại. Những trường hợp ngoài tầm kiểm soát như vậy thì các nhà khoa học luôn theo dõi, kiểm tra, phát hiện để kịp thời xử lý. Còn với thực phẩm rẻ, bán lẻ ngoài chợ, ngoài đường nó ít quá chẳng hơi đâu các nhà quản lý, các nhà khoa học lại mất công kiểm tra.

    Vì thế muốn tránh họa vào thân, người tiêu dùng cần bỏ thói quen ăn, uống và mua những thực phẩm tạp nham bán ở ngoài đường, vỉa hè không nguồn gốc xuất xứ, không tem mác, không được kiểm tra an toàn thực phẩm. Những thực phẩm này giá rất rẻ, không được bảo quản cẩn thận nên chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng hay rối loạn tiêu hóa. Nếu tiềm lực kinh tế không cho phép mua những loại thực phẩm đắt, hãy tiết kiệm bằng cách mua ít, ăn ít nhưng chất lượng còn hơn mua rẻ, ăn nhiều mà rước bệnh vào người.

    Nếu xác định rõ được ý thức trên, người tiêu dùng chắc chắn sẽ không còn rối loạn trước rừng thực phẩm đang bày bán trên thị trường. Từ đó sẽ không phải lo lắng ăn gì hôm nay để không mắc bệnh ung thư.

    Xin cảm ơn ông!

    Đức An 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bong-ma-thuc-pham-ngam-hoa-chat-an-gi-hom-nay-a99416.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.