+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra đảm bảo với Nhật về quần đảo Điếu Ngư

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo điều khoản hiệp ước an ninh giữa 2 nước, Mỹ sẽ can thiệp nếu một trong những vùng lãnh thổ do chính quyền Nhật Bản kiểm soát bị nước thứ ba tấn công.

    (ĐSPL) - Theo điều khoản hiệp ước an ninh giữa 2 nước, Mỹ sẽ can thiệp nếu một trong những vùng lãnh thổ do chính quyền Nhật Bản kiểm soát bị nước thứ ba tấn công.

    Theo tin trên báo Thanh niên, vừa qua, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản.

    Được biết, cam kết này được đưa ra tại cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Bộ trưởng James Mattis tại thủ đô Tokyo ngày 3.2, đài NHK dẫn lời một quan chức cấp cao chính quyền Nhật Bản tham dự cuộc họp tiết lộ.

    Theo đó, Mỹ sẽ can thiệp nếu một trong những vùng lãnh thổ do chính quyền Nhật Bản kiểm soát bị nước thứ ba tấn công.

    Hiện Nhật đang kiểm soát quần đảo và coi đây là một phần lãnh thổ của mình. Trong khi đó, Trung Quốc và Đài Loan cũng có tranh chấp tại quần đảo này (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài).

    Trước đó, cựu tổng thống Barack Obama hồi tháng 4.2014 đã đảm bảo việc quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi hiệp ước, nhưng Nhật Bản vẫn mong muốn sự xác nhận lại của chính quyền Trump để ngăn ngừa các hành động quân sự của Trung Quốc đối với quần đảo này.

    Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc và Nhật đưa ra trên biển Hoa Đông. Ảnh: CNN.

    Tại cuộc họp, Thủ tướng Abe và Bộ trưởng Mattis còn đồng ý rằng 2 nước sẽ hợp tác về vấn đề Triều Tiên và trật tự hàng hải tại biển Hoa Đông, dựa trên luật pháp và các giá trị chung.

    Tin trên VnExpress, căng thẳng đã gia tăng trong những năm gần đây do tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh, đỉnh điểm là các vụ đối đầu giữa lực lượng không quân và hải quân của hai nước. Mỹ liên tục thể hiện sự ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nhật, nội các của cựu tổng thống Obama từng khẳng định quần đảo Senkaku cũng nằm trong điều khoản bảo vệ của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

    Cuối năm 2013, Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku, bất chấp phản đối từ Tokyo và Washington. Dù quần đảo không có người ở, trữ lượng dầu mỏ, khoáng sản và nguồn lợi hải sản ở đây được đánh giá là rất lớn.

    Chuyến thăm của ông Mattis diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có hàng loạt tuyên bố gây lo ngại trong khu vực. Ông Trump đề xuất việc Hàn Quốc và Nhật Bản tự phát triển vũ khí hạt nhân, cũng như chi trả nhiều hơn cho việc đồn trú của lính Mỹ tại hai quốc gia này.

    Chính phủ Nhật Bản cho biết cả hai bên đã đồng ý hợp tác để bảo đảm sự ổn định cho lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản. Trong thỏa thuận mới đạt được, căn cứ thủy quân lục chiến Funtenma trên đảo Okinawa sẽ được chuyển tới Henoko, khu vực ít dân cư hơn trên hòn đảo này.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mattis và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng thảo luận về mối đe dọa từ Triều Tiên. Hai bên tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác với Hàn Quốc để đáp trả và răn đe chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc gặp gỡ không đề cập tới chi phí Tokyo phải trả cho 52.000 lính Mỹ được Washington triển khai tại Nhật Bản, điều được Tổng thống Trump nhắc tới khi tranh cử.

    Trước đây, vào năm 2012, báo điện tử Infonet đưa tin, Trung Quốc tuyên bố quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền của họ từ thời xa xưa và buộc tội Nhật Bản đánh cắp quần đảo từ nước này từ năm 1895 khi kết thúc cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba bác bỏ chủ quyền Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời chỉ ra rằng bản đồ Trung Quốc năm 1960 cũng khẳng định quần đảo này thuộc lãnh thổ Nhật.

    Để chứng minh những điều mình nói, tại một cuộc họp báo, ông Gemba khẳng định rằng Trung Quốc mới chỉ đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư từ những năm 1970. Điều đó chứng tỏ, trước đó, Trung Quốc không coi quần đảo này là một phần lãnh thổ của họ.

    Ông Gema cũng trích dẫn một bức thư của lãnh sự Trung Quốc tại Nagasaki năm 1920 gửi cho một người Nhật. Trong thư mô tả Điếu Ngư thuộc huyện Yaeyama, tỉnh Okinawa của Nhật.

    Theo thông tin từ website của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, bản đồ thế giới của Trung Quốc cũng hiển thị quần đảo tranh chấp thuộc lãnh thổ Nhật Bản.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-quoc-phong-my-dua-ra-dam-bao-voi-nhat-ve-quan-dao-dieu-ngu-a179882.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan