+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lý giải về quy định thu phí trên tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư

    (ĐS&PL) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, ngày 24/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã có giải trình, làm rõ một số nội dung về dự án Luật Đường bộ sau khi các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp.

    Theo VietNamnet, trong phiên thảo luận sáng 24/11, một số ĐBQH yêu cầu làm rõ sự cần thiết thu phí cao tốc bên cạnh phí đường bộ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ GTVT đã nghiên cứu phương án thu phí trên các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, đồng thời đánh giá tác động trong từng trường hợp thu phí và không thu phí.

    Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có đường quốc lộ song hành cho phép người tham gia giao thông có quyền lựa chọn. Đi cao tốc có nhiều lợi ích hơn do tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí vận tải, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao phương tiện...

    Tuy nhiên, hiện nay hình thức thu phí sử dụng đường bộ chưa tách bạch được người sử dụng đường bộ thông thường và người sử dụng đường bộ cao tốc. Vì thế, để đảm bảo sự phù hợp giữa mức phí đóng góp và chất lượng dịch vụ được hưởng của người sử dụng, Bộ trưởng cho biết, dự thảo Luật Đường bộ đã bổ sung quy định thu phí trên tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư.

    bo truong nguyen van thang ly giai ve quy dinh thu phi tren tuyen cao toc do nha nuoc dau tu
    Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình, tiếp thu tại Quốc hội sáng 24/11. Ảnh: VietNamnet.

    Theo ông Thắng, quy định này căn cứ trên nguyên tắc của người sử dụng dịch vụ có chất lượng cao hơn phải trả chi phí cao hơn và người sử dụng có quyền lựa chọn tuyến đường song hành.

    Về mức thu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, sẽ được xác định phù hợp với điều kiện khai thác từng khu vực, phù hợp với chất lượng dịch vụ và đảm bảo hoàn vốn đầu tư của Nhà nước để tái đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như đảm bảo chi phí bảo trì hàng năm.

    Bộ trưởng GTVT dẫn chứng một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, cũng đã áp dụng. Tư lệnh ngành giao thông cho biết: "Hiện nay, thu phí qua đầu phương tiện chỉ mới đáp ứng được 35-40% nhu cầu bảo trì. Nếu hệ thống đường cao tốc được đưa vào sử dụng mà chúng ta không thu, một khoản kinh phí rất khổng lồ trong bảo trì sẽ khó khăn”. Ông nhấn mạnh quy định nội dung này tính tới việc đảm bảo cân đối lợi ích của người dân và Nhà nước, nhất là trong bối cảnh ngân sách còn rất hạn chế.

    Dân trí đưa tin, trong phần giải trình, Bộ trưởng cũng đã đề cập đến việc đầu tư xây dựng đường cao tốc, có ĐBQH đề nghị xem xét lại quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy mô quy hoạch.

    Từ thực tiễn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết giải phóng mặt bằng luôn là nội dung phức tạp, là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, chậm tiến độ, đội vốn đầu tư. Ngoài ra, chính sách đơn giá bồi thường luôn được điều chỉnh nên nếu chỉ giải phóng mặt bằng với quy mô phân kỳ, địa phương sẽ rất khó quản lý phần diện tích còn lại chưa được giải phóng. “Việc thực hiện giải phóng mặt bằng bổ sung khi được mở rộng theo quy hoạch rất phức tạp, kinh phí sẽ rất lớn so với giải phóng mặt bằng thực hiện một lần”, Bộ trưởng khẳng định.

    Rút kinh nghiệm từ những vướng mắc trong thực tiễn, Bộ trưởng GTVT nêu tại Nghị quyết về chủ trương đầu tư một số dự án đường cao tốc, Quốc hội cũng đã quy định việc giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy hoạch. Vì vậy, ông Thắng chia sẻ việc thực hiện giải phóng mặt bằng luôn theo quy mô quy hoạch, vừa là chính sách nhằm phát triển đường cao tốc, vừa là chính sách đã được tổng hợp kinh nghiệm trong thời gian qua.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-nguyen-van-thang-ly-giai-ve-quy-dinh-thu-phi-tren-tuyen-cao-toc-do-nha-nuoc-dau-tu-a600941.html
    Bộ trưởng Tô Lâm: Việc đổi giấy phép lái xe sang chất liệu nhựa PET là cần thiết

    Bộ trưởng Tô Lâm: Việc đổi giấy phép lái xe sang chất liệu nhựa PET là cần thiết

    Chiều 24/11, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giải trình rõ hơn về việc đổi giấy phép lái xe không thời hạn từ chất liệu giấy sang chất liệu nhựa PET (từ thẻ giấy sang thẻ nhựa) được cấp trước ngày 1/7/2012 là cần thiết.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ trưởng Tô Lâm: Việc đổi giấy phép lái xe sang chất liệu nhựa PET là cần thiết

    Bộ trưởng Tô Lâm: Việc đổi giấy phép lái xe sang chất liệu nhựa PET là cần thiết

    Chiều 24/11, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giải trình rõ hơn về việc đổi giấy phép lái xe không thời hạn từ chất liệu giấy sang chất liệu nhựa PET (từ thẻ giấy sang thẻ nhựa) được cấp trước ngày 1/7/2012 là cần thiết.

    Liên tiếp xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng trên công trường giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo khẩn

    Liên tiếp xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng trên công trường giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo khẩn

    Tư lệnh ngành giao thông yêu cầu người đứng đầu chủ đầu tư, Ban QLDA chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ GTVT và pháp luật đối với dự án được giao quản lý không đáp ứng chất lượng theo yêu cầu; chậm trễ trong việc xử lý vi phạm về chất lượng công trình và công tác đảm bảo ATGT, an toàn lao động.