+Aa-
    Zalo

    Bỏ phụ cấp thâm niên, lương của giáo viên lâu năm có bị giảm?

    (ĐS&PL) - Theo nội dung cải cách chính sách tiền lương nếu được thông qua, sẽ có nhiều thay đổi trong cách tính lương của người lao động. Mức lương của công chức sẽ không tính theo hệ số lương cơ sở như hiện nay mà sẽ được tính từ 3 khoản: lương, phụ cấp và thưởng. Tuy nhiên có một số khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ.

    Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ ngày 1/7/2024. 

    Khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay. Thay vào đó, nhà nước xây dựng chế độ tiền lương mới với cơ cấu như sau: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).

    bo phu cap tham nien luong cua giao vien lau nam co bi giam
    Lương giáo viên lâu năm sẽ không bị giảm sau cải cách bỏ phụ cấp thâm niên. Ảnh minh họa.

    Chính phủ đã đề xuất lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024), gồm:

    1- Xây dựng 5 bảng lương mới;

    2- Chế độ phụ cấp;

    3- Chế độ tiền thưởng;

    4- Chế độ nâng bậc lương;

    5- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương;

    6- Quản lý tiền lương và thu nhập.

    Thay đổi lớn nhất trong thu nhập của công chức từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương là thay đổi về cách tính lương. Theo đó, mức lương hiện đang tính theo hệ số x lương cơ sở sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nếu cải cách tiền lương thì mức lương tính theo hệ số và lương cơ sở này sẽ bị bãi bỏ.

    Thay vào đó, thu nhập từ lương của công chức sẽ được tính theo số tiền cụ thể, thể hiện rõ hiệu quả và chất lượng công việc, năng suất làm việc, theo vị trí việc làm cụ thể của từng đối tượng.

    Ngoài lương chiếm 70% trong tổng quỹ thu nhập của công chức từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương, 30% là phụ cấp. Theo đó, chính sách cải cách tiền lương cũng sắp xếp lại chế độ phụ cấp hiện hành. Cụ thể:

    - Tiếp tục được hưởng 07 loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với quân đội, công an, cơ yếu.

    - Bỏ các loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức: Phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

    Trong đó, việc bỏ phụ cấp về thâm niên khiến nhiều người lao động tiếc nuối, và có phần quan ngại về khả năng sẽ bị giảm lương. Đặc biệt là đối với giáo viên, khi mà chế độ tiền lương của giáo viên hiện nay chưa thực sự đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống, nhiều người vẫn trông chờ vào các khoản phụ cấp, nhất là đối với giáo viên tham gia giảng dạy lâu năm, việc được hưởng thêm trợ cấp thâm niên là rất quan trọng. Vậy, trên thực tế, nếu bãi bỏ trợ cấp thâm niên, lương của công chức, viên chức nói chung và của giáo viên nói riêng có bị giảm?

    Tuy nhiên trên tinh thần cải cách chính sách tiền lương không làm giảm lương của người lao động, nên dù bỏ những khoản phụ cấp này thì vẫn không làm mất đi các loại phụ cấp mà chỉ gộp các loại phụ cấp đó vào một loại phụ cấp mới với tên gọi khác như:

    - Phụ cấp theo nghề: Được gộp bởi các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm theo nghề khi công chức có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường. Đồng thời, công chức làm ở các lĩnh vực này sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi khác phù hợp của Nhà nước.

    - Phu cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: Loại phụ cấp này được gộp bởi các loại phụ cấp gồm phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phụ cấp thu hút.

    Việc bãi bỏ các loại phụ cấp không phải xóa hoàn toàn các loại phụ cấp đó mà phụ cấp đó đã được thể hiện trong các khoản phụ cấp đã được gộp hoặc thể hiện ngay trong lương.

    Như vậy, về cơ bản, chỉ bỏ phụ cấp thâm niên và phụ cấp công tác công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. Tuy nhiên, dù bỏ những khoản phụ cấp này thì vẫn phải đảm bảo quỹ phụ cấp phải chiếm 30% so với tổng quỹ lương của công chức nên lương công chức sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

    Bên cạnh đó, Nghị quyết 27 cũng khẳng định: "Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng"

    Như vậy, do việc lương mới sẽ không thấp hơn lương hiện hưởng nên hiện nay, lương công chức mới được tuyển dụng sẽ thấp hơn lương của công chức lâu năm, đồng nghĩa, sau khi cải cách lương công chức mới cũng không thể bằng được lương của người đã làm lâu năm.

    Giữa công chức mới được tuyển dụng và công chức đã làm việc lâu năm chắc chắn sẽ có sự khác biệt về bậc lương, mức độ công việc phức tạp cũng như thứ bậc chức vụ lãnh đạo (nếu có) khác nhau. Bởi vậy, lương của hai đối tượng này sẽ không thể bằng nhau. Do đó, mức lương giáo viên lâu năm vẫn đảm bảo sẽ cao hơn giáo viên mới tuyển dụng.

    Đặc biệt, bên cạnh lương và phụ cấp, giáo viên cũng như những công chức khác sẽ được hưởng thêm thưởng là khoản thu nhập sẽ được bổ sung vào tổng quỹ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương. Theo đó, quỹ tiền thưởng được bổ sung bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-phu-cap-tham-nien-luong-cua-giao-vien-lau-nam-co-bi-giam-a598158.html
    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công cũng thuộc đối tượng được áp dụng mức lương mới nếu nội dung cải cách chính sách tiền lương được thông qua. Với cách tính lương dự kiến thay đổi vào 1/7/2024, các bác sĩ sẽ có bảng lương mới. Vậy mức lương thấp nhất của bác sĩ khi không còn hệ số lương cơ bản sẽ là bao nhiêu?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công cũng thuộc đối tượng được áp dụng mức lương mới nếu nội dung cải cách chính sách tiền lương được thông qua. Với cách tính lương dự kiến thay đổi vào 1/7/2024, các bác sĩ sẽ có bảng lương mới. Vậy mức lương thấp nhất của bác sĩ khi không còn hệ số lương cơ bản sẽ là bao nhiêu?