+Aa-
    Zalo

    Bố mẹ già trắng đêm chăm ba con tâm thần

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng ông bà vẫn phải chăm lo từng miếng cơm, giấc ngủ cho ba đứa con ở tuổi 40 bị bệnh tâm thần.

    (ĐSPL) - Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng ông bà vẫn phải chăm lo từng miếng cơm, giấc ngủ cho ba đứa con ở tuổi 40 bị bệnh tâm thần. 

    Lên cơn, xưng "mày - tao" với bố mẹ

    Tiếng cười vô thức của 3 cô con gái bị bệnh tâm thần cứ thế vang lên như xát vào tâm can của người cha người mẹ. Đã ở cái tuổi đáng lẽ được hưởng hạnh phúc, an nhàn bên con cháu, thế nhưng giờ đây ông Lê Thường (68 tuổi) và bà Bùi Thị Liệu (67 tuổi) ở xóm 8, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An) vẫn phải nuôi nấng, chăm sóc từng tí cho ba người con gái bị bệnh tâm thần.

    Ông Thường và bà Liệu đến với nhau và có 7 người con, trong đó có 2 trai và 5 gái. Tưởng chừng, những đứa con ra đời khiến hạnh phúc càng nhiều thêm nhưng không ngờ, từ đó, cuộc sống của gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần.

    Theo tìm hiểu, năm 1969, ông Lê Thường là một dân công hỏa tuyến ở chiến trường Lào trong vòng 1 năm. Trước đó không lâu, ông và vợ là bà Bùi Thị Liệu đã gặp gỡ và kết hôn ở quê nhà. Khi ông trở về, vào năm 1971, gia đình hạnh phúc đón người con trai đầu lòng, lành lặn và khỏe mạnh. Hai năm sau đó, bà Liệu sinh được 3 người con gái nhưng cả ba đều bị mắc chứng bệnh tâm thần.

    Bố mẹ già trắng đêm chăm ba con tâm thần

    Cô con gái thứ 2 và thứ 3 mắc bệnh tâm thần ngồi trong căn phòng chật hẹp.

    Nghĩ đến những tháng ngày ác liệt ở chiến trường Lào, ông Thường không khỏi xót xa bởi chính ông không nghĩ đến việc con cái mình lại phải hứng chịu nỗi đau do chất độc Dioxin gây ra.

    Nhìn 3 cô con gái nay đã gần 40 tuổi đang trườn bò dưới nhà rồi chốc chốc lại cười to, bà Liệu chua xót: “Sinh ra cả 3 đứa nó đã thế rồi. Giờ 3 đứa bị thần kinh, 2 đứa sau chân có vấn đề nên không đi lại được, chỉ lê xuống giường rồi trườn đi được như thế thôi. Mọi việc ăn uống, vệ sinh mẹ phải lo cho chúng nó hết. Những lúc lên cơn, chúng nó lại la hét, ném hết quần áo, đồ đạc, còn xưng hô với mẹ là mày - tao".
    Trong căn nhà hai gian của ông bà không có đồ vật gì đáng giá. Bên gian nhà phụ, cô con gái thứ 2 và thứ 3 của ông bà người trên giường, người dưới đất vừa cười hềnh hệch, vừa ê a những câu không rõ tiếng. Cả 3 người con gái không may mắn đều có biểu hiện của bệnh tâm thần và có di chứng dẫn đến mù mắt. Không thấy, không nói được gì, chân lại bị liệt, hai chị chỉ quanh quẩn trong căn phòng chật hẹp hết khóc rồi lại cười.

    Trong ba người con bị tâm thần, chỉ có Lê Thị Hiền có phần may mắn hơn là đi lại được. Thế nhưng, chính một chút may mắn đó lại khiến ông bà thêm khổ sở. Trong một lần đi lang thang, chị Hiền bị người đàn ông lạ trong làng đã giở trò đồi bại làm chị cho bầu và sinh được một bé trai tên Lê Thông vào năm 2005. Đáng buồn thay, Lê Thông năm nay tuổi đã lên 9, học 2 năm lớp 1 mà vẫn chưa được lên lớp do trí tuệ không được tinh thông như bao đứa trẻ khác. Từ đó, hai ông bà già lại thêm gánh nặng khi phải nuôi thêm một người cháu đang tuổi ăn, tuổi lớn.

    Trắng đêm vì con

    Tâm sự về những tháng ngày chị Hiền mới sinh con, bà Liệu ứa nước mắt nói: “Mẹ nó bị bệnh như thế nên không biết chăm con, cho con bú mớm gì hết. Mỗi lần cháu đói khóc ngằn ngặt tôi đều phải bế cháu rồi đưa đến sát vú mẹ. Những lần sau được bày nên Hiền cũng có biết mà làm một ít”.

    Ông Lê Thường tuổi nay đã gần 70, lại mắc các chứng bệnh về tim, gan, tiểu đường… nên sức khỏe giảm sút, phải vào viện thường xuyên. Nhiều đêm, mấy cô con gái lên cơn, phá phách suốt đêm làm ông bà thức trắng không chợp mắt.

    Bố mẹ già trắng đêm chăm ba con tâm thần

    Nỗi khổ hằn lên đôi mắt của ông Thường, bà Liệu khi ngày đêm phải thay nhau trông ba đứa con tâm thần.

    Cái nghèo cái khó khăn như chồng chất thêm lên gia đình vốn thuộc diện khó khăn của ông Thường, bà Liệu. Chồng đau ốm, các con bệnh tật nên mọi việc đè nặng lên đôi vai bà Liệu. Đến mùa, một mình bà tự xoay xở việc đồng áng, hết mùa, ai thuê gì làm nấy.

    "Đời mình đã khổ rồi, giờ đến đời con cũng khổ. Mà cái khổ này thì đến bao giờ mới hết được đây. Vợ chồng tôi còn sống đến ngày nào thì còn chăm ba đứa nó được, chết rồi không biết ai sẽ lo cho chúng", bà Liệu nấc lên khi nhìn đứa con gái lớn đang cười.

    Rời gia đình ông Thường, bà Liệu, chúng tôi vẫn không khỏi ám ảnh cảnh tượng ba chị em ngồi ở hiên nhà với khuôn mặt ngửa lên cười hềnh hệch rồi lại ú ớ vài ba câu không rõ. Đôi mắt của 2 vợ chồng già đang ngày một sâu hơn bởi sự mệt mỏi mà ông bà đang phải vật lộn từng ngày để lo toan cho những đứa con bất hạnh.

    Mọi sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm, đồng hành Nhịp cầu Hồng Đức xin gửi về:

    - Ông Lê Thường, bà Bùi Thị Liệu

     Xóm 8, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, Nghệ An

    - Báo Đời sống & Pháp luật tại Miền Trung:

    Số 03, Đại lộ Lê Nin, TP Vinh - Nghệ An; ĐT: 0388903176; Fax: 038.8601010;

    Số tài khoản: 0191012468008, Ngân hàng Bảo Việt Nghệ An; Chủ tài khoản: Báo Đời sống & Pháp luật tại Miền Trung.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-me-gia-trang-dem-cham-ba-con-tam-than-a52111.html
    Đắng cảnh mẹ già nuôi con tâm thần trong cũi sắt

    Đắng cảnh mẹ già nuôi con tâm thần trong cũi sắt

    (ĐS&PL) - Trước ngôi nhà rách nát không có một vật dụng gì đáng giá, người mẹ già ngồi rúm ró, khuôn mặt đờ đẫn bên khung cũi sắt nhốt con, khiến nhiều người không cầm được nước mắt cho những số phận hẩm hiu cô quạnh, đầy rẫy những đau thương vất vả ấy.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đắng cảnh mẹ già nuôi con tâm thần trong cũi sắt

    Đắng cảnh mẹ già nuôi con tâm thần trong cũi sắt

    (ĐS&PL) - Trước ngôi nhà rách nát không có một vật dụng gì đáng giá, người mẹ già ngồi rúm ró, khuôn mặt đờ đẫn bên khung cũi sắt nhốt con, khiến nhiều người không cầm được nước mắt cho những số phận hẩm hiu cô quạnh, đầy rẫy những đau thương vất vả ấy.