+Aa-
    Zalo

    Bị bắt giam oan hơn 13 tháng, nữ luật gia đòi bồi thường 37 tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bị bắt giam oan hơn 13 tháng với cáo buộc lừa hơn 4 tỷ đồng của doanh nhân Nhật, nữ luật gia Ngọc Nga đã nộp đơn yêu cầu bồi thường tổng cộng 37 tỷ đồng.

    Bị bắt giam oan hơn 13 tháng với cáo buộc lừa hơn 4 tỷ đồng của doanh nhân Nhật, nữ luật gia Ngọc Nga đã nộp đơn yêu cầu bồi thường tổng cộng 37 tỷ đồng.

    Luật gia Trần Thị Ngọc Nga (ngụ TP HCM) vừa nộp đơn đến VKSND Tối cao, yêu cầu bồi thường tổng cộng 37 tỷ đồng, vì bị bắt giam oan hơn 13 tháng.

    "Tôi gần như mất tất cả sau biến cố này. Hơn 6 năm qua tôi muốn làm lại từ đầu nhưng gặp bao nhiều trở ngại chỉ vì từng mang thân phận lừa đảo. Nhiều đối tác không dám làm ăn với công ty luật của tôi, gây thiệt hại nặng nề", bà Nga lý giải mong muốn được giải oan.

    Bà Trần Thị Ngọc Nga. Ảnh: báo VnExpress

    Trong đơn, bà Nga viện dẫn nhiều tổn thất về vật chất và tinh thần như: bị kê biên tài sản, buộc nộp tiền khắc phục, mất khách hàng, bị thu giấy nợ của người khác không đòi được 4 tỷ đồng...

    Ngoài VKSND Tối cao, bà Nga cũng gửi đơn đến Ủy ban Tư pháp Quốc Hội, Ban Dân nguyện của Quốc Hội và Đoàn đại biểu Quốc Hội TP HCM.

    Theo Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch thì bà Nga thuộc diện được bồi thường theo Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009.

    Tại khoản 1 Điều 5, thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này là hai năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.

    "Tuy nhiên, quyền khiếu nại, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm thuộc quyền của công dân. Do vậy, bà Nga vẫn có thể thực hiện quyền của mình", luật sư Trạch cho hay.

    Trong khi đó, nhiều chuyên gia luật khác lại cho rằng, trường hợp bà Nga thuộc diện được bồi thường mà không phụ thuộc vào thời hiệu yêu cầu.

    Trong hai năm 2008, 2009 lợi dụng việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý trong việc đòi tài sản cho hai ông Ishida và Eguchi (quốc tịch Nhật Bản) đang làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam, Nga đã dùng thủ đoan gian dối để chiếm đoạt của hai ông trên gần 4,4 tỷ đồng.

    Sau khi ký hợp đồng thoả thuận đòi nợ một số cá nhân cho ông Eguchi, Trần Thị Ngọc Nga đã dùng thủ đoạn cần tiền để trả cho hai căn hộ tại Nhà Bè, TPHCM, và ông Eguchi đã đưa cho Nga 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước đây ông Eguchi đã từng nhờ một cá nhân khác đứng tên mua và đã làm xong thủ tục.

    Lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của ông Eguchi, Nga đã không bỏ chi phí làm thủ tục đứng tên hai căn hộ trên mà dùng tiêu xài cá nhân. Bên cạnh đó, Nga còn ký hợp đồng đòi nợ cho hai ông Ishida và Eguchi đòi các đương sự tại An Giang vay của hai ông trong quá trình làm ăn. Nga thường xuyên vòi vĩnh đưa nhiều lần tiền để lo thủ tục khởi kiện.

    Nghi ngờ hành vi của Nga, hai ông trên đã làm đơn tố cáo cơ quan CSĐT (Bộ Công an). Ngày 15/1/2009, Công an bắt Nga đang nhận số tiền 2 triệu Yên Nhật (gần 400 triệu đồng).

    Cáo trạng còn xác định: Đối với 5 hợp đồng Nga đã ký kết trong việc đòi các khoản tiền mà Nguyễn Ngọc Lợi, Phan Công Danh, Nguyễn Thị Kim Khánh, Trần Thị Ngọc Tuyến đang nợ của ông Ishida và Eguchi là hợp đồng dân sự, thuộc loại hình pháp lý có điều kiện, được xác lập theo nguyên tắc tự nguyện và tự định đoạt giữa các bên tham gia ký kết.

    Mặt khác, cả 5 hợp đồng trên đều chưa được thanh lý nên việc tranh chấp tài sản giữa ông Ishida, Eguchi và Trần Thị Ngọc Nga là tranh chấp dân sự, chỉ phát sinh sau khi hợp đồng được thanh lý và giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự. Theo tài liệu các hợp đồng này lên đến hàng chục tỷ đồng.

    Ngày 14/9/2010, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố Trần Thị Ngọc Nga, 56 tuổi, luật gia, nguyên Giám đốc Cty Vinh Luật (TP.Hồ Chí Minh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Đến tháng 8/2011, Bộ Công an ra quyết định đình chỉ bị can đối với bà Nga, theo Điều 34 và 164 Bộ luật tố tụng hình sự. Luật gia được xác định "đã xuất trình được tài liệu, chứng cứ mới làm phát sinh thay đổi bản chất vụ án; đồng thời do ông Ishida và Eguchi không có mặt tại Việt Nam, nên không đủ điều kiện để tiếp tục củng cố chứng cứ làm rõ hành phạm tội".

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-bat-giam-oan-hon-13-thang-nu-luat-gia-doi-boi-thuong-37-ty-dong-a207072.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan