Bệnh suy thận được chia thành 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận (eGFR). Từ giai đoạn ba trở đi, chức năng thận bắt đầu suy giảm nhiều, người bệnh cần có chế độ ăn giảm đạm, tránh để thận làm việc nhiều, tổn thương nghiêm trọng hơn. Lượng đạm tiêu thụ còn thay đổi tùy theo người bệnh có đang lọc máu (chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng) hay không. Cụ thể như sau:
Người bệnh thận mạn chưa lọc máu: Ở giai đoạn 1-2, lượng đạm nạp vào cơ thể là 1g/kg cân nặng một ngày. Giai đoạn 3-4, lượng đạm giảm xuống còn 0,6-0,8g/kg cân nặng một ngày. Người bệnh suy thận mạn giai đoạn 5 chỉ cần nạp 0,6g/kg cân nặng một ngày.
Người bệnh thận mạn có lọc máu: Tùy tần suất lọc máu, người bệnh suy thận cần bổ sung lượng đạm khác nhau. Nếu người bệnh chạy thận nhân tạo một lần một ngày cần khoảng 0,8g/kg cân nặng một ngày, hai lần mỗi ngày là 1g/kg cân nặng một ngày. Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng ba lần mỗi tuần nên có khoảng 1,2g/kg cân nặng mỗi ngày.
Sữa thường chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm chất đạm. Lượng đạm này không tốt cho thận nên cần hạn chế sử dụng. Hiện nay trên thị trường có các loại sữa giảm đạm dành riêng cho người bệnh thận mạn. Loại sữa này chứa những axit amin cần thiết, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không khiến thận quá tải. Do đó, bạn cần chọn sản phẩm phù hợp dành cho bà.
Người bệnh thận nên lựa chọn sữa thế nào?
Người bệnh mắc các bệnh về thận, đặc biệt suy thận thì nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Các vấn đề về thận sẽ khiến quá trình đào thải độc tố và hấp thu dưỡng chất thiết yếu của thận không còn hoạt động tốt.
Lúc này, chế độ dinh dưỡng khoa học với bất cứ người bệnh nào cũng đều quan trọng nhằm hạn chế tạo thêm áp lực lên thận và đảm bảo bổ sung đủ những dưỡng chất của cơ thể bị thiếu hụt do bệnh làm thất thoát ra ngoài thông qua đường tiểu.
Người bệnh thận nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào thực đơn mỗi ngày do sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp đào thải độc tố, hỗ trợ chức năng thận.
Việc bổ sung sữa và chế độ ăn cần phải cần phải có sự tư vấn của bác sĩ sao cho năng lượng trong thực đơn hàng ngày phù hợp với mỗi người.
Với các chế phẩm từ sữa, người bệnh thận nên bổ sung sữa chua (trong sữa chua chứa canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm… tham gia vào quá trình hoạt động của hệ bài tiết, rất tốt cho thận) và sữa tươi không đường, loại sữa tốt cho các trường hợp đang gặp vấn đề về suy giảm chức năng thận.