+Aa-
    Zalo

    Bệnh án giả để "lách tội": Truy trách nhiệm cơ quan giám định sai

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Bệnh án tâm thần, hồ sơ mắc bệnh hiểm nghèo được coi như “bùa hộ mệnh” giúp những đối tượng vi phạm pháp luật thoát khỏi hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

    (ĐSPL) - “Bệnh án tâm thần, hồ sơ mắc bệnh hiểm nghèo được coi như “bùa hộ mệnh” giúp những đối tượng vi phạm pháp luật thoát khỏi hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.
    Căn nguyên của những vụ việc trên xuất phát từ chính cơ quan giám định đã cố tình làm sai lệch hồ sơ. Tuy nhiên, hơn 40 năm làm việc trong ngành pháp luật, tôi chưa từng chứng kiến giám định viên nào bị truy tố trước pháp luật vì hành vi làm sai này”, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) bày tỏ quan điểm với PV báo Đời sống và Pháp luật về những vụ việc đối tượng “lách luật” từ làm giả bệnh án để được miễn thi hành án tù giam.
    Cần truy trách nhiệm đến cùng cơ quan giám định sai
    Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật (đoàn Luật sư TP.Hà Nội).
    Chiêu trò “lách luật” của bị án
    - Ý kiến của ông thế nào về việc Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đang vào cuộc làm rõ nghi án miễn thi hành án phạt tù cho trùm giang hồ Phạm Khắc Tú ở Hưng Yên?
    Đây là việc làm hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật. Khi cơ quan điều tra nhận được thông tin phản ánh hoặc xác định thấy có dấu hiệu nghi vấn thì có thể yêu cầu giám định lại xem đối tượng Phạm Khắc Tú có bị như bệnh án thật hay không.
    Đặc biệt, theo tôi được biết, đây là đối tượng giang hồ nguy hiểm, bởi khi được TAND tỉnh Hưng Yên xem xét miễn chấp hành hình phạt tù đối tượng này còn tiếp tục gây án. Chính vì vậy, việc giám định bệnh tật và việc xem xét miễn thi hành án của tòa án càng phải làm chặt chẽ hơn.
    - Một trong các điều kiện để người bị kết án tù có thời hạn được miễn chấp hành hình phạt hoặc hoãn chấp hành án tù đó là đang mắc bệnh hiểm nghèo. Như vậy, ông có lo ngại việc các đối tượng lợi dụng chính sách nhân đạo của pháp luật để “lách tội” không?
    Pháp luật Việt Nam luôn thể hiện tính nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Điều 61 Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ về việc được hoãn chấp hành hình phạt tù với lý do bị bệnh nặng hoặc là người lao động duy nhất trong gia đình nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
    Tâm lý chung, khi các đối tượng phạm tội thì luôn tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm và các hình phạt. Cũng thẳng thắn mà nói rằng, không ít những trường hợp đối tượng khi vi phạm pháp luật thường “chạy chọt” để có hồ sơ bệnh án tâm thần, bệnh hiểm nghèo... để tránh việc thi hành án tù giam.
    - Vậy ai sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù theo các quy định trên, thưa ông?
    Tòa án là cơ quan tuyên hình phạt cuối cùng thì họ cũng có quyền ra quyết định miễn thi hành án hoặc hoãn thi hành án với đối tượng đó nếu thấy hợp lý và đúng quy định của pháp luật.
    Cần truy trách nhiệm đến cùng cơ quan giám định sai
    Trùm giang hồ Tú "khỉ" từng được miễn chấp hành thi hành án tù giam với bệnh án "xơ gan cổ trướng".
    - Vậy trách nhiệm của tòa án sẽ như thế nào trong việc ra quyết định sai, thưa ông?
    Cơ quan giám định mà cố tình làm giả bệnh án, làm sai lệch kết quả giám định bệnh tật thì phải chịu trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự quy định. Tòa chỉ căn cứ vào kết luận giám định của các cơ quan chuyên môn khác để thực thi. Còn việc tòa và cơ quan giám định có “đi đêm” với nhau để “chạy án” hay không thì rất khó để xác định.
    Chưa có giám định viên nào bị truy tố!
    - Ông có thể nói rõ hơn về chế tài xử phạt với cơ quan giám định cố tình làm sai lệch hồ sơ bệnh án cho bị án?
    Khi cơ quan pháp luật thấy hồ sơ bệnh án bất hợp lý thì có thể yêu cầu giám định lại để có kết quả khách quan. Khi phát hiện ra kết quả giám định trước đó sai thì giám định viên là người phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
    Cái này tùy từng trường hợp để xử lý. Nhẹ thì hạ bậc lương, tước danh hiệu, thu hồi thẻ giám định viên. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    - Vậy ông đã từng biết đến vụ án nào phát hiện bị án làm hồ sơ bệnh giả để tránh thi hành án và giám định viên bị truy tố trách nhiệm hình sự chưa?
    Thực tế, các vụ việc tương tự đã từng xảy ra. Tôi từng chứng kiến nhiều vụ án bị sai lệch hồ sơ, sai từ giai đoạn truy tố đến xét xử do cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào kết quả giám định. Tuy nhiên, hơn 40 năm công tác trong ngành pháp luật, tôi chưa thấy giám định viên nào bị truy tố trách nhiệm hình sự và phạt án tù giam vì giám định sai. Hầu hết chỉ kỷ luật đến thu hồi thẻ giám định viên.
    - Vậy theo ông, làm thế nào để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng chính sách nhân đạo của pháp luật để “lách luật” tránh hình phạt tù?
    Để ngăn chặn được các đối tượng tội phạm cố tình giả vờ tâm thần hay giả mang bệnh hiểm nghèo để thoát hình phạt tù của pháp luật đòi hỏi từ các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như cơ quan điều tra, viện kiểm sát đến tòa án phải công tâm, thể hiện hết trách nhiệm của mình. Nếu nghi ngờ các đối tượng có dấu hiệu “chạy” hồ sơ bệnh án thì cần phải yêu cầu các cơ quan có chuyên môn giám định lại để đảm bảo trung thực, khách quan.
    Bên cạnh đó, nếu phát hiện được ở các cơ sở y tế cố tình lập hồ sơ bệnh án không đúng thì phải quy trách nhiệm xử lý nghiêm. Nếu gây ra hậu quả lớn thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Phải truy trách nhiệm đến cùng với cơ quan giám định cố tình làm sai để đảm bảo sự khách quan, tính nghiêm minh của pháp luật.
    Xin cảm ơn ông!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-an-gia-de-lach-toi-truy-trach-nhiem-co-quan-giam-dinh-sai-a38365.html
    Khi giang hồ cộm cán giả điên...  trốn tội (Kỳ 4)

    Khi giang hồ cộm cán giả điên... trốn tội (Kỳ 4)

    (ĐSPL) - Qua tìm hiểu lý lịch phạm tội của những tên giang hồ giả điên, chúng tôi phát hiện, có đến cả ngàn lý do để chúng giả điên, thoát, trốn tội, trốn sự trừng phạt của pháp luật. Có những tên giang hồ, sở thích duy nhất phía sau “danh xưng ông trùm” (tức chém, giết) là bảo kê và đánh bạc.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khi giang hồ cộm cán giả điên...  trốn tội (Kỳ 4)

    Khi giang hồ cộm cán giả điên... trốn tội (Kỳ 4)

    (ĐSPL) - Qua tìm hiểu lý lịch phạm tội của những tên giang hồ giả điên, chúng tôi phát hiện, có đến cả ngàn lý do để chúng giả điên, thoát, trốn tội, trốn sự trừng phạt của pháp luật. Có những tên giang hồ, sở thích duy nhất phía sau “danh xưng ông trùm” (tức chém, giết) là bảo kê và đánh bạc.

    Khi giang hồ cộm cán giả điên...  trốn tội (Kỳ 3)

    Khi giang hồ cộm cán giả điên... trốn tội (Kỳ 3)

    (ĐSPL) - Giang hồ mới nổi như Vượng, Tuấn và Thắng giả điên để đòi nợ, ăn chơi, dùng súng ra oai, kiếm tiền tiêu vặt qua ngày chứ Dư Kim Dũng mới là tội phạm giả điên có một không hai trong lịch sử tội phạm Hải Phòng. Dũng được liệt vào loại tội phạm giả điên cao thủ nhất nhì đất Cảng.

    Khi giang hồ cộm cán giả điên...  trốn tội (Kỳ 2)

    Khi giang hồ cộm cán giả điên... trốn tội (Kỳ 2)

    (ĐSPL) - Trước Vượng tộ tích đã có Tuấn Tượng, Thắng Quán Toan sử dụng bệnh án điên để trốn tội. Đây là 2 tên giang hồ có nhiều “ong ve” (đàn em) hoạt động song song cùng với Vượng nhưng ở địa bàn khác. Khi tấm bùa đã hết linh nghiệm, chúng cùng nhau “chui đầu vào rọ”.