+Aa-
    Zalo

    Bát đĩa Trung Quốc yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây, nhiều loại cốc, bát đĩa... xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện chứa nhiều chất độc khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

    Bát đĩa, cốc, chén là những vật dụng thiết yếu trong gia đình, nhưng tại Việt Nam hàng Tàu lại rất nhiều. Gần đây, nhiều loại cốc, bát đĩa... xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện chứa nhiều chất độc khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

    Chất lạ trong đĩa sứ Trung Quốc

    Đầu tháng 4 năm 2013, thông tin bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa trong một chiếc đĩa bị vỡ gây xôn xao dư luận. Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”.

    Quan sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.

    Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh
    Đĩa sứ Trung Quốc chứa chất lạ

    Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần.

    Bát đĩa nhựa Trung Quốc vô cùng độc

    Không chỉ đĩa sứ mà bát đĩa nhựa xuất xứ từ Trung Quốc cũng rất độc hại.

    Vào năm 2013, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan, Trung Quốc, công bố, melamine được tìm thấy trong bát đĩa và có thể nhiễm vào cơ thể qua đường thức ăn. Theo đó, khi dùng thực phẩm nóng, chất melamine có trong đĩa đựng thức ăn có thể thâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

    Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh
    Bát đĩa nhựa Trung Quốc rất độc hại

    Đây là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ dùng gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần đối với nhóm người dùng đồ sứ.

    Bát đĩa Trung Quốc màu mè dễ gây ung thư

    Trên thị trường hiện nay, bát đĩa gốm ở nước ta có rất nhiều hàng Trung Quốc trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đặc điểm chung của chúng là mẫu mã bắt mắt, nhiều bộ sản phẩm có hoa văn, họa tiết cầu kỳ trông rất ưa nhìn, giá thành có khi chỉ bằng 1/3 các loại sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu.

    Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh
    Cẩn thận trước các loại bát đĩa màu mè (Ảnh minh họa)

    Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, các loại bát đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt loại sản phẩm Trung Quốc có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

    Do vậy, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, với sản phẩm sứ, nên chọn loại có màu men trắng; không nên tham các sản phẩm Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, hoa văn, họa tiết cầu kỳ.

    Cốc, đĩa giấy Trung Quốc nhiễm kim loại nặng

    Tháng 10/2013, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm tra sản phẩm đĩa giấy, cốc giấy trên địa bàn TP. Hà Nội. Kết quả cho thấy 4/6 mẫu phát hiện có nhiễm chì (1/2 mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc, 3/4 mẫu sản xuất trong nước, hàm lượng từ 0,36-0,45 µg/l) và 3/6 mẫu có nhiễm Arsen. Song, mức độ thôi nhiễm đều trong giới hạn cho phép đối với các chỉ tiêu kim loại nặng đối với bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

    Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh
    Cốc giấy của Trung Quốc rất độc

    Những chiếc cốc giấy bày la liệt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với nhiều màu sắc nhưng đều theo tiêu chí: hàng trôi nổi, không nguồn gốc. Người bán luôn khẳng định là hàng sản xuất trong nước, nhưng khi xem dưới đáy của một số loại cốc thì thấy in chữ “made in China” rất mờ.

    Theo các chuyên gia, ngay cả khi sử dụng cốc giấy đảm báo chất lượng thì người tiêu dùng vẫn dễ “trúng” độc.

    Vấn đề liên quan đến sự bất lợi cho sức khoẻ không chỉ ở các cơ sở sản xuất mà còn ở chính người tiêu dùng. Cốc, đĩa sau khi dùng một lần trông vẫn còn rất mới nên không ít người cất đi để dùng thêm một vài lần sau, dẫn đến nguy cơ nhiễm hóa chất nguyên liệu của cốc đĩa giấy. Vì dùng đi dùng lại, bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất thôi ra sẽ lẫn vào đồ ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người tiêu dùng còn “vô tư” dùng cốc giấy chỉ dùng uống nước lạnh để đựng nước nóng, pha caffe, hoặc đựng nước canh nóng...

    Cốc thủy tinh Trung Quốc độc gấp nghìn lần cho phép

    Năm 2011, thông tin cốc thủy tinh xuất xứ từ Trung Quốc nhiễm chì, gây nguy hiểm cho trẻ em khiến các bà mẹ hoang mang, lo sợ. Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.

    Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh
    Cốc thủy tinh Trung Quốc ở Việt Nam độc gấp nghìn lần cho phép

    Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Cụ thể, cốc thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, cốc Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; cốc Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần...

    Song, bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-dia-trung-quoc-yem-doc-ngam-dan-roi-phat-benh-a33236.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mẹo nhận biết hoa quả Trung Quốc

    Mẹo nhận biết hoa quả Trung Quốc

    (ĐSPL) - Với tình trạng hoa quả Việt - Trung nhập nhèm như hiện nay, việc phân biệt đâu là hàng Việt, đâu là hàng Trung đang khiến nhiều bà nội trợ đau đầu.