+Aa-
    Zalo

    Bản đồ cổ không công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Thẩm phán tòa án tối cao của Philippines đã đưa ra những tấm bản đồ cổ cho thấy, điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

    (ĐSPL) – Thẩm phán tòa án tối cao của Philippines đã đưa ra những tấm bản đồ cổ cho thấy, điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
    Tin tức từ South China Morning Post đưa tin, thẩm phán tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với 90\% diện tích Biển Đông, một khu vực rộng 3,5 triệu km2 và giàu tài nguyên mà trong đó, Manila cũng khẳng định một phần chủ quyền. Philippines đã đệ đơn bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh lên Liên Hợp Quốc.
    Trong khi đó, những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục leo thang trong những tuần gần đây sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 khổng lồ vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.
    Bản đồ cổ không công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc

    Được khắc trên đá ở Fuchang năm 1136 sau công nguyên thời nhà Tống, bản đồ này có tên “Hua Yi Tu” được công bố vào những năm 1900. Tấm bản đồ chỉ ra rằng, đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.

    Trong bài diễn văn gần đây, thẩm phán Carpio đã sử dụng 72 tấm bản đồ cổ, trong đó 15 bản đồ có nguồn gốc Trung Quốc. Tất cả bản đồ đều cho thấy, biên giới phía nam của Trung Quốc kết thúc tại đảo Hải Nam.
    Mặc dù những bản đồ này đều xem được trong Thư viện Quốc hội Mỹ nhưng đây là lần đầu tiên một quan chức Philippines mới nghiên cứu kỹ lưỡng.
    “Tất cả những tấm bản đồ cổ này chỉ ra rằng, kể từ khi bản đồ Trung Quốc đầu tiên xuất hiện, điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam với tên gọi ban đầu là Zhuya rồi Qiongya và sau đó là Qiongzhou”, Carpio phát biểu.
    Ông cho biết, việc xác minh Bắc Kinh không có tuyên bố lịch sử nào đối với vùng biển này là rất quan trọng, ngay cả khi có “các bằng chứng lịch sử”, chúng cũng không thể tác động đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
    Trong suốt chuyến thăm gần đây tới Mỹ, tướng Fang Fenghui (Phùng Phong Huy)- Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, nói rằng phần lãnh thổ Trung Quốc truyền từ các thế hệ trước cho tới ngày nay sẽ không bao giờ bị lãng quên hay từ bỏ”, Carpio nói.
    Bản đồ cổ không công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc

    Được công bố vào cuối thế kỷ 14 thời nhà Minh, tấm bản đồ bằng lụa có tên “Da Ming Hun Yi Tu” cũng cho thấy Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.

    Bắc Kinh luôn ủng hộ tuyên bố lịch sử của họ bằng cách nói rằng họ có “những bản đồ chính thống” nhưng chưa từng công bố cho dư luận.
    “Chúng tôi sẽ chấp nhận cùng Trung Quốc xem xét các bằng chứng lịch sử qua nghiên cứu ba loại bản đồ”. Những bản đồ của Trung Quốc, người nước ngoài hay bản đồ cổ của Philippines đều chỉ ra rằng bãi cạn Scarborough ... không phải là của Trung Quốc".
    Trong bài phát biểu tuần trước, Carpio cho biết việc chỉ ra rằng "đường 9 đoạn" là một sự “gian lận lịch sử khủng khiếp” và Trung Quốc đang sử dụng nó để che mắt người dân.
    Tấm bản đồ đầu tiên mà Carpio đưa ra là một bức ảnh về bán đồ được khắc trên đá ở Fuchang năm 1136 sau Công nguyên vào triều đại nhà Tống. “Bản đồ trên đá cho thấy, đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”.
    Bản đồ cổ không công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc
    Được công bố năm 1929 tại Bắc Kinh, bản đồ “Zhong Hua Guo Chi Di Tu” đề cập đến những hiệp ước được Trung Quốc ký kết. Bản đồ cũng chỉ ra rằng, điểm cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.
    10 năm trước, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã trích dẫn câu khắc trên bia mộ của tướng Quian Shicai đóng quân tại đảo Hải Nam thời nhà Minh như một bằng chứng cho tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa. “Quảng Đông tiếp giáp Biển Đông rộng lớn. Tất cả phần lãnh thổ xung quanh đều thuộc chủ quyền của nhà Minh”. Tuy nhiên, Carpio đã đưa ra 5 bản đồ chính thức từ đời nhà Minh cho thấy “Hải Nam là điểm cực nam của Trung Quốc”.
    Đại sứ Trung Quốc cũng tuyên bố rằng, trong triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đã đánh dấu quần đảo Nam Sa trên bản đồ chính thức và tiến hành quyền thực thi pháp lý đối với nhóm đảo này. Nhưng thẩm phán Carpio đã bác bỏ và chỉ ra ba bản đồ chính thức đời nhà Thanh đều cho thấy, Hải Nam chính là địa phận cực nam của Trung Quốc.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-do-co-khong-cong-nhan-hoang-sa-cua-trung-quoc-a36499.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan