+Aa-
    Zalo

    Bắc Giang: Ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép không bị ‘tuýt còi’?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hơn hai trăm nghìn khối đất đồi của 8 hộ dân tại Lục Nam (Bắc Giang) ngang nhiên bị “xẻ thịt” để san lấp mặt bằng cho Nhà máy nhiệt điện An Khánh trong khi chưa...

    Hơn hai trăm nghìn khối đất đồi của 8 hộ dân tại Lục Nam (Bắc Giang) ngang nhiên bị “xẻ thịt” để san lấp mặt bằng cho Nhà máy nhiệt điện An Khánh trong khi chưa có quyết định cấp phép từ UBND tỉnh Bắc Giang.

    Tiếp tục làm rõ về tuyến bài Bắc Giang: Tan hoang vì “xẻ thịt” đất đồi để phục vụ dự án nhiệt điện An Khánh như đã thông tin.

    Mới đây, sau khi làm việc với UNBD huyện Lục Nam để yêu cầu đơn vị này cung cấp thông tin hồ sơ cấp phép về các mỏ, điểm san gạt mặt bằng, hạ cốt nền được UBND tỉnh Bắc Giang cấp phép khai thác, hạ đồi dùng đất thừa vận chuyển cho Nhà máy nhiệt điện An Khánh, PV đã được tiếp cập nhiều hồ sơ tài liệu không đúng như ông Nguyễn Đức Toàn – Phó chủ tịch UBND huyện Lục Nam đã trao đổi. Trước đó, khi trao đổi với PV, ông Toàn khẳng định toàn bộ các điểm san lấp đã và đang khai thác đất đồi đều được cấp phép và hoạt động đúng pháp luật.

    Nhiều quả đồi ở Huyền Sơn (Lục Nam) đang bị khai thác ngày đêm làm cho tuyến đường liên xã hỏng, gẫy, tại nhiều ổ voi, bà con đi lại nguy hiểm

    Tuy nhiên, theo tài liệu phòng TN&MT huyện Lục Nam cung cấp thì có tới 8/9 điểm xin cấp phép san gạt mặt bằng, hạ cốt nền chưa được UNBD tỉnh Bắc Giang ký quyết định cấp phép theo quy định Luật khoáng sản mà chỉ có công văn chấp nhận đơn.

    Đặc biệt, trong số 8 điểm xin san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đã có nhiều điểm san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đã hoàn thành, nhiều hộ khác đang bắt đầu tiến hành san gạt, hạ cốt nền, vận chuyển phần đất dư thừa tới Nhà máy nhiệt điện An Khánh.

    Những chiếc xe múc vẫn đang ngày đêm tạo những hố xâu vào chân đồi, hậu quả ai sẽ gánh?
    Lượng đất đồi dùng để san lấp cao hơn rất nhiều so với mặt bằng địa hình chung

    Cũng trong buổi trao đổi với lãnh đạo UNBD huyện Lục Nam, vị này cho biết theo số liệu thống kê, tại huyện có 729233m3 đất vận chuyển từ các mỏ, điểm sạt gạt tới dự án An Khánh. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Duy Quảng - Trưởng phòng TN&MT thông tin đây là số đất mới san lấp được 1/3 dự án: “Theo tính toán Nhà máy nhiệt điện An Khánh cần 2,2 triệu m3 đất để hoàn thành san lấp, khối lượng khoáng sản trên mới chỉ san lấp được 1/3 mặt bằng tại nhà máy” – ông Quảng nói.

    Tuy nhiên, ngày 30/6, ông Phạm Phi Thìn – Chánh văn phòng Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang trao đổi với PV về quá trình san lấp mặt bằng cho biết, việc san lấp mặt bằng tại dự án không liên quan tới công ty vì đơn vị này đã thuê bên khác thực hiện, nên bên đó chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt pháp lý cũng như xin cấp phép để thực hiện san lấp cho dự án.

    “Việc san lấp mặt bằng tại dự án chúng tôi đã thuê đơn vị khác thực hiện nên mọi trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công” – ông Thìn cho biết.

    Mặt khác, khi PV đặt câu hỏi về tiến độ và khối lượng đất hiện tại An Khánh đã dùng để san lấp dự án, vị đại diện An Khánh thông tin dự án mới chỉ san lấp được vài trăm nghìn khối đất, theo dự kiến để hoàn thành cần hơn một triệu khối đất.

    Theo số liệu trên thì khối lượng đất đã sử dụng để san lấp Nhà máy nhiệt điện An Khánh chưa bằng 1/3 khối lượng đất lãnh đạo UBND huyện Lục Nam cung cấp.

    Vậy lãnh đạo UBND huyện Lục Nam hay vị đại diện An Khánh thông tin sai về khối lượng khoáng sản đã san lấp và dự kiến hoàn thành?.

    Ngoài ra, đơn vị nào chịu trách nhiệm hàng trăm nghìn khối đất đồi bị “xẻ thịt” trong khi chưa được UBND tỉnh Bắc Giang cấp phép?

    Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

    Tuấn Dũng
     
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bac-giang-ngang-nhien-khai-thac-khoang-san-trai-phep-khong-bi-tuyt-coi-a194981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan