Dưới sông cát tặc lộng hành, trên bờ thì bến bãi trái phép mọc lên như nấm sau mưa. Đây là tình trạng đang diễn ra tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau nhiều ngày đêm tác nghiệp và thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy, lãnh đạo địa phương này lại có dấu hiệu “mắt nhắm, mắt mở”, đề xuất hợp thức hoá cho vi phạm.
Nếu cái tên sông Hồng được đặt bởi màu của phù sa thì giờ đây thiết nghĩ nên đổi thành “Sông Máu”. Bởi trong suốt thời gian qua, dòng sông này liên tục bị đục khoét bởi nhiều ổ nhóm “cát tặc". Trải qua 2 năm đối mặt với dịch bệnh hoành hành, câu khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc” đã thể hiện quyết tâm cao của người dân, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung, thì sông Hồng nhiều năm nay cũng khẩn thiết cần… chống “tặc” và những liều vacxin chống “bảo kê, bao che" cho cát tặc.
Chảy máu tài nguyên tại Vĩnh Phúc là câu chuyện được nhóm PV Tạp chí Đời sống Pháp luật điều tra và thực hiện trong suốt nhiều ngày đêm. Cùng đón xem tập đầu tiên được phát sóng vào 20h ngày 19/07/2021.
Nhiều mảnh ruộng bị khoét nham nhở, sâu hoẳm cả chục mét để khai thác đất sét trắng vẫn chưa được hoàn thổ, trong khi nhà thầu đã khai thác xong từ hàng chục năm trước là
Hơn hai trăm nghìn khối đất đồi của 8 hộ dân tại Lục Nam (Bắc Giang) ngang nhiên bị “xẻ thịt” để san lấp mặt bằng cho Nhà máy nhiệt điện An Khánh trong khi chưa...
Ngày 7/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trần Văn Vời, giám đốc Công ty TNHH Trần Phú.
Mặc dù hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ, công khai tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc nhưng dường như các cơ quan chức năng và lực lượng CA tỉnh này đang bị “vô hiệu hoá" khiến dư luận và dòng sông Hồng cũng phải “dậy sóng”.