+Aa-
    Zalo

    Ăn phở sáng: Tưởng lợi sức khỏe ai ngờ bị đầu độc bởi những kẻ táng tận lương tâm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những tưởng giờ chúng ta có thể yên tâm ăn bát phở mỗi sáng, nhưng vụ thu giữ 150kg bánh phở chứa chất cấm cho thấy nỗi lo vẫn còn đó...

    Những tưởng sau thời gian dài bị cấm, giờ chúng ta có thể yên tâm ăn bát phở mỗi sáng, nhưng vụ thu giữ 150kg bánh phở chứa chất cấm ở Phủ Lý vừa qua cho thấy nỗi lo vẫn còn đó...

    Ngày 12/5, Công an TP Phủ Lý (Hà Nam) phối hợp với ngành chức năng đã kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh phở do Nguyễn Thị Liên (SN 1970) ở tổ 2, phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý làm chủ. Qua đó, phát hiện cơ sở có chế biến bánh phở chứa formol (chất cấm trong chế biến thực phẩm), thu giữ 150kg bánh phở thành phẩm có chứa phoóc-môn, 200 kg bột hóa chất bảo quản, 20 lít hóa chất tẩy trắng gạo, bánh phở.

    Công an thành phố Phủ Lý bắt quả tang cơ sở sản xuất bánh phở dùng formol.

    Tháng 1/2017, cơ quan chức năng cũng đã bắt quả tang cơ sở sản xuất bánh phở của ông Vũ Mạnh Hùng (65 tuổi) tại số nhà 10, tổ 2, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, sản xuất bánh phở có chứa formol. Được biết, cơ sở hoạt động từ 2 - 8 giờ sáng hàng ngày với 6 - 7 lao động, sản xuất bình quân mỗi ngày khoảng 6 tạ bánh phở, bán cho các quán phở trên địa bàn tỉnh Hà Nam và lân cận.

    Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông, những thực phẩm chứa lượng lớn formol có thể gây đau bụng, nôn mửa, hôn mê, đau thận và có thể tử vong. Mức formol an toàn để nạp vào cơ thể là 0.15mg mỗi ngày.


    Nếu bát phở bạn ăn mỗi ngày có formol thì sức khỏe của bạn nguy rồi.

    Vậy nhưng, khoa học cũng chứng minh rằng cơ thể con người nếu tiếp xúc với formol trong thời gian dài thì dù làm lượng cao hay thấp cũng gây tác hại rất lớn. Tác động của formol đối với hệ tiêu hóa là gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… Bên cạnh đó, formol còn làm chậm quá trình trao đổi chất, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

    Nguy hiểm hơn nếu phụ nữ có thai bị nhiễm formol thì nó có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

    Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) phân loại formol thuộc nhóm chất gây ung thư cho con người dựa trên các bằng chứng dịch tễ học của người thường xuyên tiếp xúc với chất này trong môi trường công nghiệp.

    Nguy hiểm là vậy nhưng vì lợi nhuận trước mắt, chủ các cơ sở bán bún, phở vẫn không do dự khi trộn những chất độc chết người này vào nguyên liệu sản xuất để bán cho người tiêu dùng.

    Từ khi luật pháp vào cuộc, tăng mức hình phạt cho chế biến, cung cấp vào buôn bán thực phẩm bẩn, có hóa chất cấm đến nay, dường như tình trang này có giảm chút ít. Nhưng với những vụ phát hiện và thu giữ thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng hết date, kém chất lượng... từ đầu năm đến nay cho thấy, hoạt động này chỉ chuyển sang hoạt ngầm, ít công khai hơn trước chứ vẫn chưa giảm nhiều.

    Đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu các biện pháp tăng mạng hình phạt cho tội danh này. Người tiêu dùng cũng cần nên có ý thức tự bảo vệ mình và cộng đồng nói chung. Nếu có phát hiện hàng xóm, người quen hay người xung quanh có hiện tượng dùng hóa chất trong sản xuất chế biến thực phẩm cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý.

    Về xử phạt hành chính, căn cứ điều 7, Nghị định số 178/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.

    3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

    4. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

    c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

    Về truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ điều 244 Bộ luật Hình sự 1999:

    1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Như vậy, người nào sử dụng hóa chất với thực phẩm, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-pho-sang-tuong-loi-suc-khoe-ai-ngo-bi-dau-doc-boi-nhung-ke-tang-tan-luong-tam-a229401.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan