Chần những loại rau này qua nước sôi không chỉ giúp đào thải nhanh các chất độc hại có trong nó ra ngoài mà còn làm tăng mùi vị và giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là loại rau khó làm sạch nhất vì bản thân nó có cấu trúc phức tạp, nhiều khe, kẽ. Do đó, khi rửa, bạn không chỉ phải ngâm súp lơ xanh trong nước muối loãng trước để loại bỏ nhưng côn trùng, bụi bẩn bám vào trong hoa mà còn phải luộc qua nước sôi để khử trùng hoàn toàn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên chần rau súp lơ trong thời gian quá lâu. Sau khi chần với nước sôi, bạn có thể ngâm nhanh nó vào nước lạnh để giữ độ giòn và màu xanh cho súp lơ.
- Rau cải bó xôi
Rau cải bó xôi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau cần phải được chần trước khi chế biến vì nó có chứa axit oxalic. Axit oxalic này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể, gây loãng xương hoặc hình thành nên sỏi trong cơ thể.
- Quả đậu
Trong quả đậu có chứa nhiều saponin và lectin thực vật, những chất này có tác dụng kích thích đường ruột và dạ dày nhất định. Nếu không chần trước khi ăn thì chúng cũng sẽ khiến chúng ta bị đầy bụng, đau bụng, buồn nôn... một dấu hiệu của ngộ độc.
- Rau dền đỏ
Khi ăn rau dền, ít ai chần rau trước vì cho rằng rau dền sau khi chần sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Thực tế không phải vậy, đây là sự hiểu lầm mà ai cũng mắc phải.
Rau dền đỏ chứa nhiều axit oxalic. Khi chần rau dền, các chất độc hại trong đó có thể được loại bỏ và chỉ sau khi loại bỏ chúng thì rau dền mới có giá trị dinh dưỡng nhất định.
- Măng tây
Măng tây chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nhưng nó cũng có các chất độc hại vì thế bạn cần chần qua nước nóng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đối với măng có thân nhỏ, bạn chỉ cần chần trong 2 phút, thân trung bình thì cần 3 phút. Còn hầu hết các loại măng có thân to sẽ cần 4 phút.
Quỳnh Chi(T/h)