Chuối
Nghiên cứu chỉ ra rằng, một quả chuối vừa có chứa khoảng 105 calo, 1 g chất đạm, 27 g carbohydrate, 3 g chất xơ. Hàm lượng kali dồi dào trong chuối đóng vai trò duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể và điều hòa huyết áp.
Tuy nhiên, chuối chín có chỉ số đường huyết cao, nhiều đường, lượng carbohydrate lớn dễ làm tăng đường huyết.
Dứa
Dứa được đánh giá là loại quả chứa giàu chất dinh dưỡng nhưng có chỉ số đường huyết trung bình đến cao (tùy loại).
Một lát dứa cỡ vừa chứa 8,3 g đường. Cơ thể tiêu hóa đường nhanh hơn các loại tinh bột khác nên khi ăn dứa, khả năng lượng đường trong máu tăng đột biến cũng cao.
Từ đó, nguy cơ tăng đường huyết nhiều hơn nếu uống nước ép dứa 100%, vì không có chất xơ nên đường từ nước trái cây đi vào máu nhanh.
Sầu riêng
Loại axit amin trong sầu riêng là tryptophan giúp sản xuất serotonin - chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác vui vẻ và thư giãn nhưng loại trái cây này có lượng calo lớn, ăn nhiều dễ gây đầy hơi, khó tiêu và tăng cân nhanh.
Bên cạnh đó, lượng đường có trong sầu riêng dễ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, làm insulin tăng đột biến, thúc đẩy tình trạng viêm. Người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1-2 múi sầu riêng mỗi tuần.
Xoài
Nhiều thống kê cho thấy, trong 100g xoài có chứa khoảng 20g carbohydrate - Chất đường bột tạo năng lượng cho cơ thể. Trong trường hợp nếu lượng đường huyết đang tăng cao, người bệnh không được ăn thêm xoài vì sẽ khiến cơ thể càng mệt mỏi thêm.
Một số lưu ý khi ăn trái cây đối với người mắc bệnh tiểu đường
Lựa chọn trái cây:
Ưu tiên trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Dưới 55 là tốt nhất, từ 55-69 là trung bình, 70 trở lên là cao. Một số ví dụ về trái cây GI thấp bao gồm: táo, bưởi, cam, dâu tây, ổi, lê, mận, việt quất,...
Hạn chế trái cây GI cao: Như sầu riêng, vải, nhãn, chuối, dứa chín, xoài chín,... Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn những loại trái cây này với lượng vừa phải.
Chọn trái cây tươi: Tránh trái cây sấy khô, đóng hộp vì lượng đường trong chúng đã được cô đặc cao.
Ăn cả quả: Thay vì ép nước, ăn cả quả để nạp thêm chất xơ.
Lượng và thời điểm ăn:
Lượng ăn: Tùy theo nhu cầu calo và tình trạng bệnh của mỗi người, lượng trái cây khuyến nghị cho người tiểu đường thường là 1-2 khẩu phần mỗi ngày (1 khẩu phần tương đương 1 quả cỡ nắm tay).
Thời điểm ăn: Nên ăn trái cây sau bữa ăn chính 1-2 tiếng hoặc trước khi tập thể dục để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.