Những chuyên gia cảnh bảo, con người cần nhanh chóng có hành động cụ thể, để gìn giữ hành tinh xanh cho các thế hệ tương lai.
Tương lai của nhân loại có khả năng là các thăng hoa tiện dụng nhờ vào công nghệ phát triển. Song, viễn cảnh ấy chỉ có thể diễn ra nếu như Trái đất không bị hủy diệt. Theo sự việc gần 20.000 nhà khoa học ký vào một bức thư cảnh báo về vận mệnh của loài người, tình hình đang trở nên nghiêm trọng hơn lúc nào hết.
Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất đang dần cạn kiệt. Ảnh: Tree Hugger. |
Theo đó, bức thư có tựa đề: "Khoa học thế giới cảnh báo nhân loại: Lời cảnh báo thứ hai" (World Scientists’ Warning to Humanity: A Second Notice). Đây là thông báo tiếp sau lá thư đầu tiên vào năm 1992 do Uỷ ban khoa học quan ngại (UCS) công bố, nhằm cảnh báo về vận mệnh của nhân loại.
UCS là một cộng đồng, trong đó có nhiều nhà khoa học trên thế giới, bao gồm cả những cái người từng đạt giải Nobel. Mục đích của lá thư là nhằm thúc đẩy các chính trị gia hàng đầu trên thế giới. Chúng ta cần họ quan tâm tới các vấn đề đang khiến Trái đất rơi vào nguy hiêm, như biến đổi khí hậu và nạn tàn phá rừng xanh.
Theo các chuyên gia ký tên, con người cần có hành động cụ thể ngay và luôn, nhằm gìn giữ hành tinh xanh cho các thế hệ tương lai.
"Từ năm 1992, ngoại trừ việc phục hồi và ổn định lại tầng ozone, thì nhân loại đã thất bại trong rất nhiều thách thức khác liên quan đến môi trường. Và đáng ngại hơn, có vẻ như mọi chuyện đang trở nên xấu đi" - trích đoạn đáng chú ý trong lá thư.
"Thêm vào đó, nhiều khả năng chúng ta đã khởi động quá trình Đại Tuyệt Chủng. Đây là lần thứ 6 quá trình này xảy ra trong 540 triệu năm qua. Nhiều sinh vật sống có nguy cơ biến mất vĩnh viễn, thậm chí có thể tuyệt chủng ngay cuối thế kỷ này".
"Các nhà khoa học đang phân tích dữ liệu và xem xét những hậu quả lâu dài. Những người ký cảnh báo thứ hai này không chỉ đang báo động. Họ đang nêu ra những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng ta đang tiến theo lộ trình kém bền vững. Chúng tôi hy vọng báo cáo sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh luận rộng rãi trong cộng đồng về môi trường và khí hậu toàn cầu", William Ripple, giáo sư ở Đại học Lâm nghiệp tại Oregon, Mỹ, một trong các tác giả của báo cáo, chia sẻ.
Nhóm nghiên cứu nêu ra một số xu hướng tiêu cực đối với môi trường như lượng thải khí carbon và nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục gia tăng, lượng nước ngọt sẵn có theo đầu người giảm 26%, số vùng chết trên đại dương tăng 75%, đất rừng giảm gần 121 triệu hecta, lượng đánh bắt cá tự nhiên sụt giảm, số lượng động vật có vú, bò sát, lưỡng cư, cá và chim giảm 29%, dân số tăng 35%.
"Nhân loại chưa tiến hành những biện pháp khẩn cấp cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ sinh quyển của chúng ta", các tác giả báo cáo kết luận.
Trước đó, bức thư này đã được đưa ra vào tháng 11/2017, với hơn 15.000 chữ ký. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có thêm 4.500 nhà khoa học tham gia, đưa con số lên gần 20.000 người. Và có thể trong tương lai, con số sẽ còn cao hơn nữa, biến đây trở thành lá thư được công bố trên tạp chí khoa học nhận được nhiều chữ ký nhất từ trước đến nay.
"Cảnh báo của giới khoa học đến nhân loại nhằm kêu gọi sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học toàn cầu và công chúng" - giáo sư William Ripple từ ĐH Bang Oregon, cũng là tác giả của bức thư cho biết.
Giáo sư Ripple hy vọng rằng bức thư cùng những báo cáo liên quan có thể góp phần đưa ra giải pháp cho nhân loại. Ví dụ, ông đề xuất việc áp thuế mạnh hơn cho các nhiên liệu carbon, khôi phục thảm thực vật trên từng địa phương, và một số giải pháp xử lý khủng hoảng săn trộm.
"Để ngăn chặn thảm họa đa dạng sinh học bị phá hủy, con người cần hành động khẩn cấp. Chúng ta phải đưa ra giải pháp thay thế cho những ngành nghề xâm hại môi trường như bây giờ."
"Sẽ sớm thôi, mọi thứ sẽ lệch ra khỏi quỹ đạo. Thời gian đang cạn dần. Chúng ta phải sớm nhận ra và đưa nó vào hành động, từ cuộc sống thường ngày đến các quyết định của chính phủ. Bởi vì Trái đất là nhà của chúng ta."
Bưc thư được công bố trên website của Viện khoa học sinh học Hoa Kỳ.
GIA BẢO(T/h)